“Gặp cuộc thi như…diều gặp gió”

Giác Ngộ - Chủ đề hướng về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội là một chủ đề không khó với người viết văn vì đây là thời điểm cả nước đang hướng đến sự kiện này. Tuy nhiên, để thể hiện nhân vật với chủ đề này cần phải đầu tư tư duy, nghiên cứu tứ truyện và phải thể hiện nó hết sức chân thực, gần gũi và phải lồng ghép những giá trị tinh thần Phật giáo trong tác phẩm.
* Tác giả Võ Thị Hồng Tơ, đoạt giải II với thi phẩm "Lạc bước Hồ Tây":

Giải đồng hạng cao nhất của cuộc thi văn, thơ hướng về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội do Báo Giác Ngộ tổ chức. Chị sinh ra tại Hà Tĩnh, hiện thường trú ở tỉnh Bình Thuận, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Thuận, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Trong dịp vào dự lễ trao giải tại tòa soạn Giác Ngộ hôm 25-9 vừa rồi, chị bộc bạch:

- Tôi xuất thân từ mảnh đất nhiều sỏi đá, khô cằn và nhiều cơ cực của vùng đất Hà Tĩnh nên tận cùng trong con người tôi luôn ẩn chứa nhiều nỗi trăn trở, dễ rung động và cảm xúc trước những cảnh đời rất thực. Theo tôi, thơ là tác phẩm xuất phát từ trái tim nên thơ là hướng thiện và thể hiện cái đẹp trong cuộc sống.

gapgo.gif

Khi đến với cuộc thi văn, thơ hướng về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội của Báo Giác Ngộ tổ chức, tôi nghĩ rằng hầu hết người tham gia đều có sẵưn cái tâm thiện lành, gởi gắm cái tâm ấy vào những bài thơ, truyện ngắn với mong muốn truyền được cảm hứng về cái thiện, sống thiện, những giá trị văn hóa truyền thống đến với độc giả.

-Nhiều người cho rằng thể hiện cho ra được "cảm xúc Thăng Long" cho phù hợp với chủ đề cuộc thi là rất khó, đòi hỏi phải am hiểu về vùng đất này hoặc chí ít cũng là con của đất này. Chị không phải là con của đất kinh đô Thăng Long xưa mà lại rất xuất sắc khi thể hiện cảm xúc về nó, như nhận xét của Hội đồng Giám khảo?

- Tôi nghĩ rằng mỗi người dù ở vùng đất nào trên đất nước ta cũng đều là con của đất kinh đô Thăng Long. Mọi người có cùng tổ tiên và cùng một dòng máu dân tộc Việt Nam nên không có sự khác biệt về địa lý. Tác phẩm "Lạc bước Hồ Tây" được chọn không phải là tác phẩm xuất sắc nhất của tôi nhưng nó là cảm xúc có thật trong con người tôi khi đang thơ thẩn ở Hồ Tây. Nơi mà, cha ông ta đã khai quốc làm nên một dân tộc từ cách vận dụng triết lý Phật giáo, để chúng ta có được những triều đại rất thuần từ và cái chất thuần từ đó làm nên bản sắc riêng con người, văn hóa dân tộc Việt Nam trải rộng suốt chiều dài lịch sử 1.000 năm qua.

Bài thơ đoạt giải cao của báo cũng là bất ngờ của tôi. Và, tôi cho rằng Ban giám khảo đã nhìn thấu được những rung động tận cùng trong con người tôi qua từng câu chữ.

- Nếu phải so sánh với các cuộc thi thơ, văn khác gần đây, chị nghĩ gì về cuộc thi này?

- Mỗi cuộc thi đều có những tiêu chí riêng, và Báo Giác Ngộ cũng vậy, có những tiêu chí rất cụ thể. Một số cuộc thi văn, thơ gần đây mà tôi có theo dõi như Báo Phụ Nữ TP.HCM, Báo Văn Nghệ TP.HCM… so với những cuộc thi văn thơ đó, Báo Giác Ngộ đã hướng đến sự khác biệt. Đó là khuyến khích tác giả thể hiện những vấn đề còn ẩn thuộc về thế giới tâm thức. Điều đó không phải chỉ biết Phật giáo qua tri thức, mà đòi hỏi người viết phải có sự trải nghiệm, tìm tòi và nghiên cứu văn hóa lịch sử dân tộc. Riêng tôi, gặp được cuộc thi này tôi như "diều gặp gió"…

Tôi cho rằng Báo Giác Ngộ đã rất công tâm khi mời Ban giám khảo là những nhà sư, nhà văn, nhà thơ có uy tín trên thi đàn hiện nay. Những người cầm cân nảy mực rất công bằng, tinh tế khi phát hiện ra những tác phẩm có chất tâm linh Phật giáo không phải chỉ qua Phật gia ngữ.

* Tác giả Hoàng Hương Trang (TP.HCM), đồng giải II với truyện ngắn Tiếng trống da trâu: "Phật giáo là tình cảm, là nguồn cảm xúc đã thấm vào lòng nên có dịp là nó sẽ bùng dậy"

 

gapgo-1.gif

"Tôi có may mắn làm một Phật tử từ khi lên 9 tuổi và có đời sống gắn với chùa chiền nên khi viết về đề tài Phật giáo rất dễ dàng. Bởi lẽ, tinh thần Phật giáo là tình cảm, là nguồn cảm xúc đã thấm vào lòng nên có dịp là nó sẽ bùng dậy. Nhân vật hai bố con trong truyện "Tiếng trống da trâu" là những người có đời sống bình thường rất quen thuộc và họ có mặt bàng bạc trong đời sống này. Từ khi nhận thông tin về cuộc thi trên báo Giác Ngộ tôi đã bắt tay sáng tác hai truyện ngắn tham dự và đã đoạt giải tác phẩm này.

Chủ đề hướng về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội là một chủ đề không khó với người viết văn vì đây là thời điểm cả nước đang hướng đến sự kiện này. Tuy nhiên, để thể hiện nhân vật với chủ đề này cần phải đầu tư tư duy, nghiên cứu tứ truyện và phải thể hiện nó hết sức chân thực, gần gũi và phải lồng ghép những giá trị tinh thần Phật giáo trong tác phẩm.

Ban giám khảo đã tuyển chọn những tác phẩm có giá trị đạt được những chuẩn mực, tiêu chí đã đề ra như đạo đức, tâm linh Phật giáo, đạo Phật… trong tác phẩm. Và Ban giám khảo đã trung thành với cái "khung" đó. Ban giám khảo đã rất công tâm khi tuyển chọn tác phẩm vì thế tôi nghĩ cả người tham dự, người đoạt giải, bạn đọc báo Giác Ngộ rất phấn khởi với kết quả này."

* Tác giả Đoàn Vũ (Bình Thuận), giải III với thi phẩm Có một ngày như thế: "Với tôi, thể hiện được hết cảm xúc về Thăng Long là rất khó"

gapgo-2.gif

"Đề tài cuộc thi Hướng về 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội theo tôi rất khó vì đã có rất nhiều tác giả lớn viết về đề tài này, tôi chỉ là một người làm thơ, một tác giả nhỏ ở tỉnh. Đến với thơ từ sau 1975 và đạt nhiều giải thưởng thơ "Dục Thanh" ở tỉnh Bình Thuận nhưng tôi nghĩ rằng, để viết hay về đề tài 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cần có đời sống gần gũi với vùng đất này, phải nhận diện được đời sống ở đó thì thể hiện tác phẩm sẽ tốt hơn. Tôi lại không gắn đời sống của mình nhiều ở kinh đô Thăng Long xưa. Mặc khác, viết về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cần phải thận trọng thể hiện cảm xúc ở mức độ đạo-đời, nếu thiếu một trong hai yếu tố này thì tác phẩm đã đi chệch hướng. Tôi đã có một đời sống gắn với nghiên cứu Phật giáo, chùa chiền và có những trải nghiệm thú vị qua những bài thơ mang tinh thần Phật giáo nên rất dễ có cảm xúc riêng. Tôi cho rằng làm thơ quan trọng nhất là cảm xúc, chỉ một tiếng chuông chùa, hay là một làn hương trên bàn thờ Phật cũng thể hiện được thế giới tâm linh bên trong con người mình.

Chùm thơ 5 bài dự thi của tôi và Ban giám khảo chọn một bài trao giải thưởng. Đây là đóng góp của tôi cho sự kiện 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. So với mặt bằng văn chương hiện nay, cuộc thi văn thơ hướng về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội của một tờ báo như Giác Ngộ có nhiều tác phẩm hay, có sự chuẩn bị kỹ càng, giải thưởng cũng trội hơn những cuộc thi khác."

* Tác giả Nguyễn Hữu Lợi (Hà Nội), giải khuyến khích với thi phẩm Chùa quê: "Trong lòng tôi luôn hiện diện hai kinh đô là Thăng Long và Phật"

"Tham gia cộng tác cho tạp chí Phật Học ngay từ số đầu tiên nên tôi không xa lạ với đề tài Phật giáo. Khi bắt tay vào viết tham dự cuộc thi, tôi có "tham vọng" viết cả hai mảng văn và thơ nhưng vì quá bận rộn tôi chỉ tham gia bên mảng thơ. Là một người có nghiên cứu về Phật giáo và là một người con của đất Thăng Long - Hà Nội nên tôi có lợi thế về mặt cảm xúc. Nó đến rất dễ dàng như cái gì đó thuộc về mình, sẵn có và nó bùng nổ tự nhiên không gò bó.

gapgo-3.gif

"Thánh phàm cũng tại đất này sinh ra", khi đã hiểu nhiều con người và vùng đất "rồng bay lên" này thì vấn đề tâm linh, tính Phật, con người… thể hiện trong tác phẩm không quá khó. Phật hóa đời sống hay đề tài Phật giáo bao giờ cũng gần gũi và làm nên chất riêng nếu ta chịu khó tư duy về nó. Và, như giáo lý duyên sinh của Phật giáo, mỗi người đều có một cái duyên.

Tôi cũng là người có duyên với Phật pháp nên trong lòng luôn hiện diện hai kinh đô là Thăng Long và Phật. Nghe có vẻ vừa quen vừa lạ nhưng nó là thứ "kinh đô" bên trong mà tôi luôn hướng đến. Hai bài thơ tham dự là một thứ cảm xúc rất thật từ "kinh đô" của riêng tôi: Phật và người. Nó rất gần gũi, là cái "tứ" thơ rất quen thuộc nhưng lại luôn luôn hiện diện trong tim tôi một góc nhỏ Chùa quê yên lành trong cuộc sống chộn rộn đời thường."

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.
Tác giả, Phật tử Nguyễn Tường Bách trong khuôn viên vườn nhà - Ảnh: TGCC

Tác giả Nguyễn Tường Bách sẽ nói chuyện và giao lưu về chủ đề Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á

GNO - Nguyễn Tường Bách - tác giả, dịch giả của nhiều cuốn sách được nhiều người đọc yêu thích như Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Đạo của vật lý, Con đường mây trắng ... - sẽ có buổi trò chuyện và giao lưu xoay quanh chủ đề “Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á”.

Thông tin hàng ngày