Gene và môi trường tác động lớn đến tính cách

GNO - Tính cách của con người thường được nhận xét theo sự đối lập như tốt - xấu, hiền lành - ngang bướng, ngọt ngào - cáu gắt. Theo một nghiên cứu gần đây phát hành trên Tạp chí PLOS Computational Biology, một số người tử tế hơn số khác một cách tự nhiên - điều này được quyết định bởi yếu tố gene và môi trường xã hội.

Các nghiên cứu trước đây đã khẳng định về thuyết skin selection, có thể hiểu là một chiến lược mang tính cách mạng ở các loài động vật khi dừng sự tồn tại của mình vì lợi ích của cộng đồng các cá thể của loài mình.

1 anh mt.jpg


Lớn lên trong môi trường không tốt, khi chứng kiến
bố mẹ suốt ngày cãi nhau sẽ tác động lớn đến tính cách trẻ

Ví dụ, ong thợ sẽ kết thúc vòng đời của mình để phục vụ cho ong chúa hoặc chấp nhận hy sinh trong “cuộc chiến” chống lại những kẻ xâm nhập. Các ứng xử này bị tác động bởi tính đa hình của gene (genetic polymorphism) hay các biến đổi gene, dẫn đến sự phân loại thành viên trong cùng một cộng đồng. Nói cách khác, loài ong có tính vị tha đối với quan hệ cá thể trong loài của mình.

Nghiên cứu trên người cũng cho thấy vai trò của gene đối với tính cách. Trong nghiên cứu này, các chuyên gia muốn tìm hiểu vai trò của tính đa hình (của gene) đối với các tương tác xã hội để xác định xem yếu tố gene hay yếu tố môi trường làm cho người ta tử tế hay trái tính?

Cùng với các chuyên gia quốc tế, TS.Sasha Dall - giảng viên Đại học Exeter (Anh quốc) đã tìm hiểu các hành vi xã hội ở nhiều loài để đi tìm câu trả lời cho sự tiến hóa này.

Kết quả cho thấy hành vi xã hội hay ứng xử trong quan hệ xã hội của chúng ta được quy định bởi hệ thống “các xu hướng gene được di truyền” (inherited genetic tendencies) giúp dự đoán xu hướng ứng xử của chúng ta trong các mối quan hệ.

Từ đó cho thấy,  ngoài môi trường và các trải nghiệm có quyết định đến sự thân thiện của chúng ta với môi trường xung quanh, các biến đổi gene cũng có vai trò nhất định. Điều này xuất phát từ niềm tin phổ quát (common belief) rằng tri thức hay kiến thức của ta có được từ thế giới xung quanh (world events) tác động đến cách chúng ta phản ứng và hành động trong tương lai.

TS.Dall cho rằng DNA ảnh hưởng đến hành vi xã hội nhiều hơn chúng ta nghĩ. Nhiều loài phụ thuộc vào sự thừa hưởng di truyền để hành động. Các cá thể ứng xử một cách khác nhau tùy vào các biến đổi gene mang trong mình khi được sinh ra. Nói khác đi, việc chúng ta đối xử tử tế hay thô lỗ với người khác là do di truyền. Và người cộc cằn có xu hướng vẫn giữ sự cộc cằn đó dù họ đang nói chuyện với những người tử tế.

Từ một nghiên cứu tương tự năm 2011, các chuyên gia phát hiện mối liên hệ giữa gene và hành vi tử tế, ứng xử không vị kỷ mang lại lợi ích cho người khác (“prosocial” behavior). Trong số 46 người tham gia nghiên cứu, các chuyên gia quan sát các cặp gene liên quan đến ứng xử như GG, AG và AA để xác định cách tương tác xã hội của họ.

Người có nhóm gene GG có xu hướng ứng xử tử tế; còn người mang nhóm gene AG hay AA thì ít biểu hiện lòng từ bi hoặc sự nhạy cảm ở những người làm cha mẹ. Những người mang gene AG và AA cũng ít có các cảm xúc tích cực hơn. Trong khi đó, người mang gene GG thì biết quan tâm hơn, đáng tin cậy và tử tế hơn.

 Kiểu di truyền GG làm cho người ta biết quan tâm người khác hơn vì có liên quan đến cảm thụ oxytocin của cơ thể, theo một nghiên cứu năm 2011. Được cho là “hormone yêu thương” (love hormone), oxytocin thúc đẩy sự đáng tin cậy, tình thương và các ứng xử xã hội tích cực. Điều này phần nào giúp giải thích người mang gene này sẽ tốt bụng hơn trong ứng xử với người khác.

Tuy vậy, nghiên cứu này chỉ cho thấy một số tác động của gene lên cách chúng ta ứng xử và hành động. Điều này không có nghĩa là nếu không mang gene GG thì mặc nhiên chúng ta là người thô lỗ và thiếu cảm thông. Môi trường sống cũng là yếu tố tác động đến tính cách của chúng ta.

Trần Trọng Hiếu
(theo Medical Daily)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong, Quảng Trị được thiết trí tại chùa An Trú

Ấn tượng mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị)

GNO - Mô hình kỳ đài bằng tre tại chùa An Trú (H.Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) nổi lên giữa màu vàng ươm của cánh đồng lúa chín như gói ghém tất cả tấm lòng của Phật tử nơi đây hướng về Phật đản, cũng như lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, cảm hứng gìn giữ các giá trị truyền thống của làng quê.

Thông tin hàng ngày