GNO - Nếu một người đàn ông cạo trọc đầu, choàng chiếc áo màu cam bắt chuyện để xin tiền của bạn thì có vẻ đó không phải là một tu sĩ Phật giáo, rất có thể là một người giả mạo nhằm lôi cuốn sự sùng đạo của bạn để lừa tiền.
Người đàn ông mặc trang phục tu sĩ Phật giáo trong ảnh được nhìn thấy trong các
khu vực Bukit Bintang xin đóng góp và chủ yếu nhắm vào khách du lịch - Ảnh: Filepic
Sau Melbourne (Úc), San Francisco (Hoa Kỳ), Toronto (Canada)và Tokyo (Nhật Bản), New York đã trở thành thành phố mới nhất cho thấy sự gia tăng trong những gì mà tờ The New York Post mô tả là "những kẻ giả danh thánh thiện", một nhóm các công dân Trung Quốc đã xuống phố trong đôi giày thể thao Nike và sử dụng sức mạnh của chiếc áo tu sĩ nhà Phật để xin tiền khách du lịch.
Trong khi chiếc bát trong Phật giáo chỉ để dành cho việc khất thực, tùy vào lòng hảo tâm của thí chủ và tránh việc xin tiền, thì những con người này được mô tả như là hung hăng, và đã bị phát hiện tham gia vào các hành vi phi Phật giáo - cụ thể là uống rượu và hút thuốc.
Theo bài báo, sau khi xin tiền tại các địa điểm như Bryant Park và High Line, những người lừa đảo trở về Flushing ở Queens, New York với khoản thu nhập trong ngày, thay bộ áo tu sĩ trên tàu điện ngầm hoặc trong nhà vệ sinh công viên và thưởng thức một bữa ăn tối kèm theo rượu với các "đồng nghiệp" sư giả khác.
Các tu sĩ giả mạo này đang rộ lên trên toàn thế giới trong những tháng gần đây, thực hiện các biến thể khác nhau của những vụ lừa đảo.
Gần đây, sư giả đã xuất hiện nhiều hơn tại New York - Ảnh: Filepic
Ở Toronto, nhà sư giả đe dọa nguyền rủa những người từ chối đưa tiền cho họ.
Tại Tokyo, San Francisco và Melbourne, các "nghệ sĩ lừa đảo" này tiếp cận các nạn nhân yêu cầu họ ký một lời cầu nguyện bình an trước khi đưa một xâu chuỗi đeo tay và sau đó ép họ quyên góp.
Không chỉ lừa tiền khách du lịch và người dân địa phương, những sư giả này còn làm tổn hại uy tín, hình ảnh tốt đẹp của những tu sĩ Phật giáo chân chính.
Vì vậy, làm thế nào để phân biệt nhà sư thật với nhà sư giả? Đó là nhà sư thật sẽ không bao giờ xin tiền.
Văn Công Hưng (Theo AFP)
__________________
* Tin, bài liên quan:
>> Nghệ An: Bắt quả tang hai người giả sư đi bán nhang
>> Bài trừ nạn giả tu sĩ khất thực: Cần quyết tâm cao