Giá trị tư tưởng Thiền học trong tác phẩm Cư trần lạc đạo phú - Phần cuối: Giá trị ngôn ngữ, ý thức tự chủ trong vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt

Giác Ngộ - Kể từ khi truyền bản của thiền sư Chân Nguyên được ni cô Diệu Liên ấn bản lưu hành năm 1745, đến nay đã hơn ba thế kỷ, Cư trần lạc đạo phú đã được in và tái bản nhiều lần qua nhiều triều đại, thời khác nhau. Điều đó, nó có sức hấp dẫn với người đọc và giới nghiên cứu không chỉ về mặt lý luận tư tưởng thiền học mà còn đề cao việc ý thức tự chủ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của cha ông ta ngày xưa để lại chống lại văn hoá ngoại lai hán tộc.

Ta cũng thấy, vào thời Lê Sơ và thời Mạc, Phật giáo phục hưng trong phong trào dân tộc hoá với việc dịch kinh sách ra tiếng Việt như Đại báo phụ mẫu ân kinh của thiên sư Viên Thái, việc in lại các tác phẩm sử học Phật giáo như Nam tông tự pháp đồ của trạng nguyên Lương Thế Vinh, thánh đăng ngữ lục của thiền sư Chân Nguyên và việc cổ xuý dùng tiếng Việt của thiền sư Pháp Tính trong Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa.

Giá trị tư tưởng Thiền học trong tác phẩm Cư trần lạc đạo phú - Phần cuối: Giá trị ngôn ngữ, ý thức tự chủ trong vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt ảnh 1
Hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp
của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông năm 2008

Trong một bối cảnh đất nước độc lập tự chủ trên mọi lĩnh vực, việc vua Trần Nhân Tông đề cao việc sử dụng tiếng Việt là nhằm muốn thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc. Sự xuất hiện và tồn tại ngôn ngữ tiếng Việt qua việc sáng tác các tác phẩm bằng chữ Nôm là sự minh chứng cụ thể. Thật là vinh dự cho một nền văn học tiếng Việt nước ta được bắt đầu bằng một ngòi bút của vị anh hùng dân tộc đã có những tác phẩm thể hiện văn hoá của dân tộc, chứ không chỉ riêng Phật giáo mà Cư trần lạc đạo phú là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất.

Cư trần lạc đạo phú là một tác phẩm thể loại phú tiếp thu từ thể loại văn học Trung Hoa. Lưu hiệp trong Văn tâm điêu long đã viết phú giả, phô dã (Phú chính là trình bày). Do đó, đặc trưng của thể phú là trình bày cái đẹp, lời văn phong phú lấy sự vật để nói cái chí. Một trong những thuộc tính sớm được xác định của thể phú là “tả chí” [36]. Cái “chí” ở đây được Đặng Thai Mai giải thích trong “Thi ngôn chí”, đó là “ta nên hiểu chữ “chí” ở đây là “tâm” của kẻ sĩ. Cho nên “chí” không chỉ có phần nghị lực, phần ý chí mà thôi, mà nó còn có phần tâm tình kẻ sĩ nữa” [37]. Phú ở Trung Hoa và Việt Nam đều được hiểu trong tinh thần đó. ở Việt Nam , phú xuất hiện từ đời Trần, đời Lý cổ sử có đề cập đến nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa tìm được những bài phú này. Gần đây, Tổng tập Văn học Việt Nam giới thiệu thêm một vài bài phú chữ Hán đời Trần, mà trước đó đã công bố 13 bài đã in trong Quần hiền phú tập, có lúc được gọi là phú đời Trần – Hồ[38]. Các bài phú này đều ca ngợi tư tưởng, thể hiện tấm lòng của kẻ sĩ đối với đất nước, đối với triều đại trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nhưng điểm nổi bật của bài Cư trần lạc đạo phú được viết bằng chữ Nôm đầu tiên của nước ta, thuộc loại văn học chủ đề, là bản văn chính luận tập trung trình bày một số vấn đề tư tưởng và lý luận khá phức tạp. Thế mà Trần Nhân Tông chủ động dùng chữ Nôm, ngôn ngữ tiếng Việt để phát biểu, diễn đạt những tư tưởng tương đối khó nắm bắt, nhất là triết lý Phật giáo để mọi người đều dễ hiểu trong một thể loại phú, chứng tỏ ngôn ngữ tiếng Việt bấy giờ đã đủ khả năng chuyển tải bất cứ nội dung tư tưởng khác nhau với nét đẹp riêng của nó. Tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ của văn học. Đây chính là cống hiến của tác phẩm Cư trần lạc đạo phú, làm tiền đề cho các tác phẩm chữ Nôm khác ra đời trong dòng chảy của văn học Trung đại nước ta nói chung, văn học Phật giáo nói riêng.

Thực tế, không phải ngẫu nhiên mà chữ Nôm, ngôn ngữ tiếng Việt được sử dụng trên văn đàn vào thế kỷ thứ XIII như Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca của Trần Nhân Tông, Vịnh Vân Yên tự phú của Huyền Quang, Giáo tỷ phú tương truyền của Mạc Đỉnh Chi mà cả quá trình thai nghén tích luỹ từ lâu. Ngay cả các ngôn ngữ các nước khác cũng đều trãi qua quá trình hình thành và tích luỹ như thế. Tiếng Việt ta để có những tác phẩm trụ vững trên văn đàn phải có sự tích luỹ từng mẫu chữ, từng tiếng ghi lại những tên tuổi xin cúng vái ở trong chùa, hay việc mô tả những điều mắt thấy tai nghetrongc uộc sống đời thường cho đến việc trãi qua quá trình kết tụ lâu dài từ bài Việt ca đầu tiên được biết, rồi các chuyện trong Lục độ tập kinh và Tạp thí dụ kinh, hoặc bài Giáo trò tương truyền của Từ Đạo Hạnh mà giới nghiên cứu gần đây đã lưu tâm bước đầu tìm hiểu.

Để hình thành các tác phẩm chữ Nôm, mà Cư trần lạc đạo phú là thí dụ điển hình, Trần Nhân Tông trong vai trò là vị vua, Thái thượng hoàng, Tổ sư phái Thiền đã thay mặt nhân dân và Phật giáo khẳng định ý thức tự chủ độc lập của dân tộc không chỉ trên địa hạt biên cương lãnh thổ mà trên cả địa hạt văn hoá ngôn ngữ nhằm chống lại sự đồng hoá ngôn ngữ Hán tộc. Ngôn ngữ còn là dân tộc và nó có đủ khả năng thể hiện dân tộc tính mạnh nhất. Sự xuất hiện còn là bài phú Cư trần lạc đạo phú và các tác phẩm chữ Nôm khác vào thế kỷ XIII giúp chúng ta khẳng định tiếng Việt đã được xuất hiện trước đó từ lâu lắm rồi, ít nhất là nó cũng được sử dụng trong ngôn ngữ tiếp xúa đời thường. Đây là quá trình hình thành và phát triển khách quan của một bất kỳ ngôn ngữ nào, chứ không riêng gì ngôn ngữ Việt.

Khảo sát bài Cư trần lạc đạo phú, ta thấy toàn bài có 1688 từ, kể cả tên đầu đề, tên các hội và bài kệ kết thúc ở hội thứ mười. Trong đó, 1623 từ tiếng việt dành cho số từ 10 hội, thì từ “lòng” chiếm 18 lần, “cho” chiếm 13 lần, “chẳng” chiếm 13 lần, “mới” chiếm 12 lần, “Bụt” chiếm 10 lần. Ngoài ra, chúng ta còn thấy xuất hiện rất nhiều danh từ riêng, tên chung được Việt hoá từ chữ Phạn như Thích ca, Di Đà, Câu Chi, Diễn Nhã Đạt Ca, Bát Nhã, Bồ Đề, Bồ Tát, Đàn Việt…. Các tên địa danh, tên người như Yên Tử, Cánh Diều, Hà Hữu, Hùng Nhĩ, Tân La, Thiên Trúc, Thiếu Lâm, Tào Khê, Thiếu Thất, Lư Lăng, Phá Táo, Thạch Đầu, Bí Ma, Thuyền Tử, Đạo Ngô, Thiều Dương, Triệu Lão, Thiên Cang, Thái Bạch cũng được xem như tiếng Việt. Các từ chuyên môn Phật học cũng được xuất hiện trong bài phú như bát phong, bát thức, cực lạc, đại thừa, tiểu thừa, hữu lậu, vô lậu, kim cương, lục căn, lục trần, lục tặc, tam độc, tam thân, tam tạng, tam huyền, tam yếu, tam nghiệp, tịnh độ, tái sinh, thái bình, trí tuệ, thượng sĩ, tri âm, trí thức, tri kiến, tri cơ, trượng phu, trưỡng lão, viên giác, vô thường, vô ngã, vô minh, vô sinh, vô tâm… cũng được Trần Nhân Tông mạnh dạn sử dụng đưa vào tác phẩm. Tất cả đủ chứng minh sức sáng tạo cũng như khả năng tiếp biến và làm giàu ngôn ngữ tiếng Việt của nhân dân ta, trong đó vua Trần Nhân Tông là người đầu tiên chủ trương thi hoá tiếng Việt vào đời sống văn học, thể hiện tư tưởng dân tộc trong vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.

Giá trị nội dung của tác phẩm “Cư trần lạc đạo phú” là thế. Nó được đúc kết và hình thành chủ thuyết Cư trần lạc đạo là nhằm đáp ứng nhu cầu và sự thoả mãn các yêu cầu lý luận cho một giai đoạn Phật giáo mới. Một giai đoạn Phật giáo với sự hình thành và phát triển Thiền phái Trúc Lâm với chủ trương nhập thế tích cực hơn bao giờ hết để mọi người Phật tử vừa thực hiện nhiệm vụ vừa xây dựng một đời sống theo đạo lý Thiền tông, nhưng đồng thời họ cũng tham gia tích cực làm tròn trách nhiệm của một công dân có đạo đức đối với việc xây dựng và phát triển đất nước.

Hay nói rõ hơn, Cư trần lạc đạo phú, viết bằng chữ Nôm, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt lần đầu tiên của Trần Nhân Tông được ra đời vào thế kỷ XIII là nhằm tạo ra một diện mạo mới, một sức sống mới cho phật giáo Việt nam bằng cách đưa các giá trị tư tưởng Thiền học của Thiền phái Trúc Lâm vào việc thực thi nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước Đại việt trở nên hùng cường trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, ta thấy có cả việc đề cao việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt mà Trần Nhân Tông chủ trương như là một sự thể hiện ý thức tự chủ văn hoá của một dân tộc là điều tất nhiên./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sà lan chở nước ngọt từ Đồng Tháp về xã đảo Hưng Phong, H.Giồng Trôm, Bến Tre để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn

Vận chuyển nước ngọt bằng sà lan để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn H.Giồng Trôm, Bến Tre

GNO - Được sự tài trợ của đoàn thiện nguyện tại TP.HCM do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn, Đại đức Thích Vạn Bình, trụ trì Phước Long cổ tự (H.Giồng Trôm, Bến Tre) đã phối hợp với UBND xã đảo Hưng Phong tổ chức trao nước ngọt và thùng nhựa cho bà con tại địa phương vào ngày 23-4 vừa qua.
Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.

Thông tin hàng ngày