Giác Ngộ 897: Câu chuyện trang hoàng cờ Phật giáo

GNO - Giác Ngộ số 897 sẽ phát hành vào ngày 19-5 với trang 30 trang màu đẹp, tin tức thời sự, nội dung hay, phong phú.

Về một nơi tu tập dành cho giới trẻ (Đăng Tâm) đăng trên Xã luận - trang 3 số này. Tác giả nêu trên thực tế, nhu cầu thực hành Phật giáo chuyên sâu của một bộ phận giới trẻ, nhất là doanh nhân, trí thức và giới văn phòng… ngày càng cao. Phương pháp tu tập thì nhiều, song ai sẽ là người hướng dẫn, và địa điểm nào hiện có thích hợp nhất cho họ?

b1.jpg

Bìa Giác Ngộ số 897 - Mỹ thuật: HS.Nhuận Thường

Chuyên trang Sự kiện - Vấn đề với Câu chuyện trang hoàng cờ Phật giáo (Pháp Đăng) nói về một vài nơi không thu dọn để cờ Phật giáo trang trí trong mùa Phật đản “lôi thôi” gây phản cảm.Và “hậu” đại lễ ‘Mong rằng những mùa Phật đản, cũng như các sự kiện quan trọng khác, chúng ta hân hoan trang trí cho đại lễ dù bằng hình thức nào, thì sau niềm vui ấy chúng ta nên thu dọn cũng trong việc giữ gìn các giá trị thiêng liêng cần thiết. Và cũng cần cân nhắc về vị trí, cách thức hiện diện đặc biệt của Đạo kỳ. Điều đó không chỉ là sự tự tôn nghiêm biểu tượng của chính tôn giáo mình, mà còn biểu cảm sự tôn nghiêm đến từ những người khác, trong đó có cả những người không cùng tôn giáo, cộng đồng xã hội”, tác giả viết.

Không lệ thuộc vật chất, Không nghĩ thiện, Không nghĩ ác - Bài giảng tại chùa Phật Ngọc Xá Lợi, tỉnh Vĩnh Long, ngày 22-4-2017 của HT.Thích Trí Quảng; Tự hiểu mình để chọn đúng pháp môn tu (Thiện Ý) trên Phật học.  

Khéo tu cái miệng (Quảng Tánh) trên Suy nghiệm lời Phật, Thoát tội nhờ phóng sinh (Trương Hoàng Minh) trên Tâm linh mầu nhiệm.

Nhân Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ VI (nhiệm kỳ 2017-2022), bài giới thiệu thành tựu Phật sự của tỉnh với Phát huy tiềm lực Tăng Ni đạt nhiều thành quả Phật sự (H.Diệu).

Trên Phật giáo & Tuổi trẻ, bài Đi đường cũng phải... thiền cảm nhận của ThS.Nguyễn Thị Trang, giáo viên tiếng Thái, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM), từng có 2 năm làm giảng viên ngành tiếng Việt, khoa Nhân văn học, Trường ĐH Srinakharinwirot (Bangkok, Thái Lan) khẳng định “đúng như vậy” với PV Giác Ngộ, rồi cô chia sẻ nhận xét về đường sá cũng như việc chạy xe của người dân tại TP.HCM và Bangkok. Trên trang này còn có bài Cái nhìn từ trường dạy lái xe (Trịnh Hoàng Xuân Phúc - cựu du học sinh Australia.

Tổ Tư vấn Giác Ngộ số này trả lời hai câu hỏi của bạn đọc: Có cách nào để không sử dụng phần mềm lậu?, Tụng kinh “điện tử” có bất kính?, Đi và đến vì người nghèo?

Thế giới hân hoan Kính mừng Đại lễ Vesak, Tổng Thư ký LHQ: Thông điệp từ bi của Đức Phật vượt thời gian (Bảo Thiên dịch) trên Phật giáo nước ngoài, Thằng Bụi Đời - truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh trên Văn nghệ, Đi và đến vì người nghèo (Huy Hùng), Xót xa gia cảnh có 4 người bệnh tật (Thân Thiện) trên Xã hội, Thích những “phản ứng nhanh” của Giác Ngộ trên Bạn đọc…

Ngoài ra còn nhiều tin tức thời sự, bài viết hay trên các chuyên trang khác.

Kính mời bạn đọc theo dõi!

Liên hệ mua và đặt báo: Phòng Phát hành Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM - ĐT: (08) 393 00675 - 393 06982 - DĐ: 0932059528.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.
Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.

Thông tin hàng ngày