Giác Ngộ 968: Bí mật trong ngôi chùa nghìn năm tuổi

GNO - Kính mời bạn đọc đón theo dõi báo Giác Ngộ số 968, với những nội dung đặc sắc, cùng các tin tức thời sự về Phật giáo trong và ngoài nước tuần qua.

B1.jpg


Bìa Giác Ngộ số 968 - Mỹ thuật: Nhuận Thường

Theo đó, báo ra ngày 5-10 tuần này, tác giả Lương Bảo Anh (Hà Nội) sẽ đưa bạn đọc đến với những khám phá mới về một ngôi chùa ở phía Bắc nước ta:

Tọa lạc cách Hà Nội khoảng 70km, chùa Địa Tạng nằm trọn trong lòng dãy núi Phi Lai (Ninh Trung, Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam). Chùa tựa lưng vào núi. Núi mang thế ngai vàng, hai bên là tả thanh long, hữu bạch hổ. Núi cõng rừng già trên lưng. Cõng những hoang sơ, tươi mát tựa thuở ngàn năm thiên nhiên ngưng tụ, cõng những bí mật về lịch sử nghìn năm trước cả thời đại Lý - Trần của dân tộc

Bài viết Những bí mật trong ngôi chùa nghìn năm tuổi - Địa Tạng Phi Lai… (trang Văn hóa) sẽ chuyển tải những sử liệu và chứng cứ nói lên sự hiện diện của cổ tự này trong dòng chảy lịch sử Phật giáo hòa cùng dân tộc khá thú vị.

Một câu chuyện khác, đó là khí hậu và môi trường - luôn là những vấn đề nóng được đặc biệt quan tâm và chú trọng, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Tuy nhiên, để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng, nhiều người đã không ngần ngại đánh đổi bằng việc phá hủy môi trường, gây nên sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Trước thực trạng đó, Phật giáo ở nhiều quốc gia đã và đang ra sức nỗ lực để cùng bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Những vị đi đầu trong vấn đề bảo vệ môi trường như vậy, đặc biệt là tài nguyên rừng, được biết đến với tên gọi “nhà sư sinh thái”.

Trong bài viết cùng tên: “Nhà sư sinh thái”, sẽ là những tấm gương điển hình ở vương quốc Thái Lan, Campuchia… về sự nỗ lực của Phật giáo trong việc bảo vệ môi trường (chi tiết trên trang Văn hóa).

Ngoài ra, trang Tuổi trẻ kỳ này lắng đọng với bài viết Thi vị cửa Thiền của tác giả Lương Đình Khoa, một Phật tử trẻ với những cảm nhận mới mẽ từ những ngày ở chùa: “Mặt trời còn ngủ nướng chưa dậy sau thời kinh buổi sớm của tôi bên quý thầy, sư bác, sư chú và một vài Phật tử. Khoảng thời gian 5 giờ sáng vừa đủ để tôi cảm nhận được nhiều điều, và nhận ra mình là một ngày mới đang lên - ngày mới dịu hiền và thênh thang”.

Ở một diễn biến khác, chuyên trang Sự kiện - Vấn đề số 968, nhà báo Bảo Thiên với bài viết Hoằng pháp thời công nghệ số - cần bước đi thích ứng, đã ghi nhận nhiều ý kiến của đại biểu trao đổi cho thấy những ưu tư, trăn trở về hướng đi của ngành trước sự phát triển của khoa học công nghệ, tác động đến mọi mặt của cuộc sống:

Với chủ đề chính là “Hoằng pháp trong thời đại mới”, nội dung phần lớn của hội thảo tập trung vào hiện tượng mang tính thời đại: Sự bùng nổ của khoa học công nghệ và ngành hoằng pháp của Giáo hội cần sử dụng thành tựu này của nhân loại ra sao”.

Trước đó, ở trang 3 - Xã luận, nhà báo Pháp Hỷ với bài viết Sống thiện lành, chết bình an, mở đầu:

Cái chết không phải là kết thúc, mà chỉ là biến cố tự nhiên của sự sống, sau đó chuyển tiếp đời sống khác, có thể cao hơn, hoặc cũng có thể thấp hơn đời sống vừa có, tùy theo nghiệp đã làm. Với cái nhìn duyên sinh và vô thường, không có định nghiệp được phán quyết bởi ai khác ngoài suy nghĩ, lời nói và hành động của chính mỗi người. Không có gì là cố định mà luôn trong quá trình chuyển hóa”.

- Phật học: Bài giảng của HT.Thích Trí Quảng Ý nghĩa bài kệ ca ngợi kinh Pháp hoa. Bài viết Pháp lạc trong tu học (tác giả Minh Hạnh Đức).

- Suy nghiệm lời Phật, ĐĐ.Quảng Tánh với bài Quả báo hành hạ súc vật.

- Cuộc sống nhiệm mầuChịu Thiệt (tác giả Thích Trung Hữu).

- Truyện ngắn hay: Ánh Sáng (tác giả Mãn Đường Hồng).

Bia online.jpg

Trang Xã hội sẽ là sự lắng đọng của cảm xúc với những sẻ chia từ bài Rong ruổi cùng “Bố bánh cam” của nhà báo Như Danh: “Trong một chuyến từ thiện, tôi làm quen với chị, người phụ nữ có dáng người thô ráp đã dày dạn gió sương, với nghề bán bánh cam dạo. Chúng tôi đã rong ruổi cùng nhau và “bắt gặp”những câu chuyện thú vị xung quanh chị, người mà mọi người hay gọi thân thương là “Bố””.

Cách thờ Tây phương Tam thánhPhát tâm tu niệm thì gặp nạn liệu có bị… khảo? là những vấn đáp được Tổ Tư vấn báo Giác Ngộ gửi đến bạn đọc kỳ này.

Cùng  nhiều thông tin đặc sắc khác trên trang Quốc tế.

Kính mời bạn đọc quan tâm theo dõi!

Liên hệ mua và đặt báo: Phòng Phát hành Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM - ĐT: (028) 393 00675 - 393 06982 - DĐ: 0932059528.

--------------------------

MỜI ĐẶT MUA BÁO GIÁC NGỘ NĂM 2018

TUẦN BÁO PHÁT HÀNH VÀO THỨ 6 HÀNG TUẦN
NGUYỆT SAN PHÁT HÀNH VÀO NGÀY 15 HÀNG THÁNG

Kính mời chư tôn đức và Phật tử độc giả đăng ký Báo Giác Ngộ năm 2018

- Tuần báo thường: 11.500 đ/cuốn

- Tuần báo đặc biệt Xuân Mậu Tuất: 25.000đ/cuốn

- Tuần báo đặc biệt Phật đản, Vu lan, Vía Đức Quán Thế Âm Bồ-tát: 22.000đ/cuốn

- Nguyệt san thường: 11.800 đ/cuốn

- Nguyệt san đặc biệt (Xuân Mậu Tuất, Phật đản, Vu lan): 15.000 đ/cuốn

  • Tuần báo: quý I: 163.000đ, quý II: 160.000đ, quý III: 160.000đ, quý IV: 160.000đ
  • Tuần báo trọn năm: 643.000đ
  • Nguyệt san: quý I: 38.600đ, quý II: 38.600đ, quý III: 38.600đ, quý IV: 35.400đ
  • Nguyệt san trọn năm: 151.200đ
  • Tuần báo và nguyệt san trọn năm: 794.200đ

Tiền đặt mua báo xin nộp trực tiếp hoặc gởi qua đường bưu điện đến: Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.Hồ Chí Minh. Hoặc chuyển tiền vào tài khoản BÁO GIÁC NGỘ 114000006093Ngân hàng Công Thương, CN3 (xin ghi rõ địa chỉ và số điện thoại để dễ liên lạc)

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 028.39 300 675 - 39 306 982 (chị Thủy)

Email: pphgiacngo@gmail.com

BAN PHÁT HÀNH

Giác Ngộ online

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày