Giác Ngộ số 843: Giãi bày về di tích cổ tự xuống cấp

GNO - Những ngày này, TP.HCM đang trong không khí đón mừng kỷ niệm 41 năm sự kiện lịch sử 30-4, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hòa trong niềm vui này, HT.Thích Giác Toàn - tác giả bài viết tỏ ra lo lắng trước “Những cảnh báo về nạn thực phẩm bẩn, ô nhiễm môi trường, tham nhũng, chạy án, xây dựng gian dối, đổ thừa trách nhiệm, bạo lực trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội, v.v… mà báo chí phản ánh trong thời gian qua và cảnh báo ở mức độ nghiêm trọng gần đây, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân là những dấu hiệu cho sự mất cân bằng trong phát triển… Lãnh đạo đã nhận thức thực trạng đó, vấn đề còn lại là ở các giải pháp mang tính căn cơ, có lộ trình thực hiện một cách quyết liệt, và tất nhiên phải huy động sự đồng thuận của toàn xã hội”. Với tín ngưỡng đạo Phật, có niềm tin nơi Phật pháp, người Phật tử cần làm những gì? Kính mời quý bạn đọc tìm hiểu qua bài viết trên trang 3Niềm tin về sức sống mới trên Giác Ngộ số 843.

b1.jpg

Bìa Giác Ngộ số 843 - Mỹ thuật: HS.Nhuận Thường

Việc bảo tồn, tu bổ di tích cổ tự trên địa bàn TP.HCM đang nhập nhằng, loạt phóng sự 3 kỳ “Thấy gì qua các ngôi cổ tự là di tích quốc gia” được đăng tải trên báo Giác Ngộ (837, 838, 839) vừa qua, đã phản ánh những thực trạng đáng buồn của các di tích là cổ tự trên địa bàn TP. HCM. Mời bạn đọc đón xem phản hồi của đại diện Sở VH-TT TP.HCM, ông Phạm Thành Nam - Trưởng phòng Phòng Di sản văn hóa đã chính thức lên tiếng giãi bày về sự việc này. Qua đó thẳng thắn nhìn nhận những thiếu sót trong công tác quản lý của các cơ quan ban ngành, mạnh dạn đưa ra nhiều mặt hạn chế và phương hướng khắc phục cho các cổ tự là di tích đang dần bị mai một. Bài viết phản hồi giãi bày trước việc di tích cổ tự xuống cấp đăng trên trang Văn hóa.

Xử lý khủng hoảng truyền thông Phật giáo - vấn đề được chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội đem ra mổ xẻ, bàn luận rất nhiều trong các cuộc nghị sự gần đây, cho thấy Phật giáo chưa mạnh dạn, còn lúng túng trong xử lý thông tin bất lợi bị lan truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Giải quyết vấn đề này, tác giả Bảo Thiên đã chắt lọc các ý kiến của các chuyên gia truyền thông từ khóa bồi dưỡng thông tin truyền thông do Ban TT - TT T.Ư tổ chức vừa qua. Các chuyên gia gợi ý gỡ rối: “Một trong những lời khuyên đầu tiên được đưa ra trong các trường hợp trên là Giáo hội dù đã có quy chế phát ngôn, đã có bộ phận tham mưu giúp việc về thông tin truyền thông thì vẫn phải hình thành một đội ngũ phát ngôn chuẩn mực, có tầm hiểu biết, có trình độ và được đào tạo bài bản để có thể ứng biến trong những trường hợp nhất định…” Bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết “Xử lý khủng hoảng truyền thông - chuyện không của riêng ai” trên Câu chuyện trong tuần.

Với kinh nghiệm của một trưởng lão tu tập theo kinh Pháp Hoa, HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ HĐCM chia sẻ kinh nghiệm tại Khoá tu Một ngày an lạc lần thứ 335, tại chùa Phổ Quang, TP.HCM. “Vô lượng nghĩa là một trong 16 tên của kinh Pháp hoa. Như vậy, Vô lượng nghĩa cũng là kinh Pháp hoa. Người tu Vô lượng nghĩa cũng là tu Pháp hoa, có thể  hiểu đó là hai mặt của một bộ kinh. Đứng về Vô lượng nghĩa, tất cả pháp Phật nói trong 49 năm đều nằm trong tạng Vô lượng nghĩa. Nhưng người chấp pháp môn này, người chấp pháp môn kia, nên phỉ báng lẫn nhau; đó là sai lầm lớn của Phật tử không tới với đạo được…”. Hòa thượng huấn thị: Tu theo Vô lượng nghĩa hay một pháp môn nào khác thì tất cả pháp Phật nhằm dẹp trừ phiền não”… Để biết thêm về pháp môn này, ứng dụng những chia sẻ kinh nghiệm tu tập của Hòa thượng vào đời sống thực tiễn, kính mời bạn đọc đọc Tu Vô lượng nghĩa trên Phật học số này.

Bia online.jpg
Bìa Giác Ngộ thể hiện sức sống mới qua biểu trưng của loài sen "vô nhiễm"

Phật tử sơ cơ còn rất nhiều câu hỏi thắc mắc trên bước đường tìm tòi học Phật. Câu hỏi khá thú vị “Vì sao Đức Phật còn tóc mà chư Tăng thì không? HỎI: Xin hỏi, vì sao Đức Phật còn tóc mà chư Tăng thì không? của một bạn đọc trẻ được chư tôn đức trong Tổ Tư vấn trả lời thấu đáo…

Ngoài ra, trên Giác Ngộ số 843, ra ngày 29-4 còn nhiều tin tức thời sự, bài viết hay, bổ ích đăng trên các chuyên trang thường kỳ, phản ảnh đời sống tu học của chư Tăng Ni, Phật tử với nhiều góc nhìn khác nhau, khá thú vị…

Kính mời bạn đọc đón xem!

Liên hệ mua và đặt báo: Phòng Phát hành Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM - ĐT: (08) 393 00675 - 393 06982 - DĐ: 0932059528.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

GNO - Chùa Long Hoa (Q.8) phối hợp UBND, Uỷ ban MTTQVN Q.8, các mạnh thường quân tổ chức trao 300 phần quà đến các hộ đồng bào dân tộc, hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Q.8 vào ngày 16-4.

Thông tin hàng ngày