Giới thiệu tác phẩm mới của Giáo sư Nguyễn Văn Hai

GNO - Chiều ngày 2-7-2015, tại Hội trường tòa soạn Báo Giác Ngộ (85 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM) đã diễn ra buổi giới thiệu công trình nghiên cứu mới của Giáo sư - Tiến sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai, sách với nhan đề “Tư tưởng Phật giáo trong Triết học Gilles Deleuze”.


_MG_8805.JPG
HT.Thích Trung Hậu phát biểu khai mạc

Đây là sự kiện do Ban Văn hóa T.Ư GHPGVN tổ chức. HT.Thích Trung Hậu, Trưởng ban đã phát biểu chào mừng, đồng thời bày tỏ sự hân hạnh được tác giả tín nhiệm giao phó việc tổ chức ra mắt tại TP.Hồ Chí Minh sau khi sách được xuất bản và in tại Huế.

Giới thiệu cho buổi ra mắt sách là Giáo sư - Tiến sĩ Triết học Thái Kim Lan, một trong những người được xem thuộc thế hệ môn sinh của Giáo sư Hồng Dương Nguyễn Văn Hai. Phát biểu trong buổi lễ, bà chia sẻ: “Một người nhỏ bé như tôi lại có vinh dự được thầy Hai giao phó nhiệm vụ làm thế nào để quyển sách ra đời nhanh nhất có thể, cũng như viết bài giới thiệu cho sách. Tôi đã viết lời giới thiệu rất khái quát. Tôi mong muốn sau này sẽ có những buổi học tập về công trình khảo cứu công phu của tác giả Hồng Dương Nguyễn Văn Hai và tôi nghĩ điều này cũng nằm trong ý hướng của tác giả.

_MG_8827.JPG

GS.TS Triết học Thái Kim Lan giới thiệu về tác phẩm mới của GS.TS Hồng Dương Nguyễn Văn Hai

Tiến sĩ Triết học Thái Kim Lan nhấn mạnh đây là một cuốn khảo luận khó đọc và cần nhiều sự bổ túc trong thuật ngữ. Tuy nhiên, tác phẩm có thể đưa người đọc đi từ kinh ngạc này đến kinh ngạc khác trong sự thích thú. Vì sách cho thấy một học giả nghiên cứu thâm sâu về Phật học như vậy, tìm thấy trong triết học của Gilles Deleuze những điểm tương đồng: “Làm sao để có một nhận thức đúng và từ nhận thức đúng đó, làm thế nào để có thể hành động đúng?” - Tiến sĩ Thái Kim Lan phát biểu.

Tác phẩm đưa rõ điểm tương đồng là sự sáng tạo ra những khái niệm dị biệt, làm thế nào để có sự dị biệt trong tiến trình nhận thức, từ khảo sát sự dị biệt này đưa đến một kết quả cho thấy tất cả đều là sự trưởng thành. Bản thể là sự trở thành, không phải là sự cố định. Trong sự thay đổi, diễn dịch đó, nhận thức của chúng ta hình thành, sáng tạo từ cái đã biết sang một phạm trù khác. Điểm thú vị trong tác phẩm mới xuất bản này là tác giả Hồng Dương Nguyễn Văn Hai đã dùng toán Vi phân để làm rõ sự thiết yếu trong tiến trình dị biệt của chúng ta là sáng tạo ra cái mới. Theo Giáo sư, nếu có thể lay động được cái thể tĩnh của bản thể để nhìn nhận sự thay đổi, chúng ta có thể tự sáng tạo ra cái mới mới được đảm bảo. Đây là điều trong Phật giáo và Gilles Deleuze giống nhau.

Giáo sư Hồng Dương Nguyễn Văn Hai xuất thân là một nhà nghiên cứu toán học nên trong khảo luận của mình, ông bước đi từng chương một để từ đó dẫn chứng, lập luận và chứng minh cho sự tương đồng của Phật giáo và triết học Gilles Deleuze. Vì vậy người đọc có thể cảm nhận một cách tự do, không bị gò bó trong sự thuyết phục rằng phải có sự tương đồng trên.

_MG_8831.JPG

Quang cảnh của buổi tọa đàm

Giáo sư Nguyễn Văn Hai là một Phật tử, pháp danh là Hồng Dương. Ông tốt nghiệp Tiến sĩ Toán tại Đại học Sorbonne, Pháp; từng làm Hiệu trưởng Trường Quốc Học, Huế; Phó Viện trưởng kiêm Khoa trưởng Đại học Khoa Học, Viện Đại học Huế; Phó Giám đốc Trung tâm Liễu Quán; Giáo sư tại Đại học Kentucky, Hoa Kỳ… Ông cũng là tác giả của các tác phẩm về Phật học đã xuất bản tại Việt Nam như Tìm hiểu Trung quán: Nhận thức và Không tánh (2001); Luận giải Trung quán: Tánh khởi và Duyên khởi (2003) Nhân quả đồng thời (2008).

_MG_8833.JPG
Nhà nghiên cứu Lê Tự Hỷ trình bày về đôi nét về tác giả và nhân duyên của cuốn sách mới xuất bản

Trong dịp này, ngoài sự tham gia của giới chuyên môn cũng như báo chí, buổi giới thiệu sách của Giáo sư Hồng Dương Nguyễn Văn Hai còn có sự hiện diện của chư vị xuất gia, những nhân vật nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực cũng như các thế hệ học trò của Giáo sư đến dự.

Tại buổi tọa đàm, nhà nghiên cứu Triết học Bùi Văn Nam Sơn, các nhà nghiên cứu Lê Tự Hỷ, Trần Đình Sơn, kỹ sư Phạm Ngọc Tôn, kỹ sư Đoàn Nghiệp… đã phát biểu cảm tưởng về cuốn sách cũng như những kỷ niệm sâu sắc với Giáo sư Hồng Dương Nguyễn Văn Hai.

Được biết, toàn bộ phí thu được từ phát hành tác giả hiến tặng cho quỹ của Tùng thư Liễu Quán thuộc Trung tâm VHPG Liễu Quán Huế.

_MG_8791.JPG

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn điều phối chương trình

_MG_8828.JPG

Nhiều người quan tâm đã đến tham dự

_MG_8850.JPG

Nhà nghiên cứu, dịch giả Triết học Bùi Văn Nam Sơn phát biểu

_MG_8855.JPG

Đại diện các thế hệ học trò của Giáo sư Nguyễn Văn Hai phát biểu (trong ảnh là Kỹ sư Phạm Ngọc Tôn,
cựu sinh viên khóa I (1969-1973) - Khoa Tạo tác và Thủy lợi, Đại học Khoa Học - Viện Đại học Huế)

_MG_8864.JPG

Kỹ sư Đoàn Nghiệp, cựu sinh viên khoa Tạo tác và Thủy lợi Đại học Khoa Học Huế
- Đại học Bách Khoa TP.HCM khóa 1973-1977.

_MG_8866.JPG

Nhà nghiên cứu Lê Tự Hỷ thay mặt tác giả tặng sách đến quý Hòa thượng

_MG_8875.JPG

Trao sách đến những vị khách quý

_MG_8879.JPG

Đây là tác phẩm thứ tư của Giáo sư Hồng Dương Nguyễn Văn Hai in tại Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày