Gương sáng cho đời sau

Giác Ngộ - Đức Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch (1915-2005), Đệ nhị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN - là bậc cao tăng với hạnh nguyện xuất trần thượng sĩ, dấn thân tích cực trong các hoạt động Phật sự qua nhiều hoàn cảnh lịch sử. Đạo phong của Ngài là tấm gương sáng cho hậu thế noi theo.

Nhân húy kỵ lần thứ 6 của Ngài (26 tháng Giêng năm Ất Dậu - 26 tháng Giêng năm Tân Mão), GN đăng lại một số nội dung trích từ Kỷ yếu tang lễ Đức Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch do GHPGVN thực hiện, NXB Tôn giáo 2005, để thành kính tưởng niệm bậc cao tăng thời hiện đại.

------------

Qua những trang tiểu sử của Đức cố Pháp chủ Đại lão Hòa thượng thượng Tâm hạ Tịch, có đoạn dẫn chứng bổn sự của Bồ tát Dược Vương đã làm mà Đức Bản Sư Thích Ca đã tán thán: “Thị chân tinh tiến, thị danh chân pháp cúng dàng Như Lai”.

WHT (1).jpg

Đức Pháp chủ Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch

Với những công việc mà cố Đại lão Hòa thượng đã thực hiện, những Phật sự mà Ngài đã ứng cơ trong các trường hợp như truyền thụ quy giới cho các hàng đệ tử xuất gia, tại gia ở các trụ xứ như trong tiểu sử đã nêu, hẳn là cố Hòa thượng đã thâm đắc ý với bản sự của Bồ tát Dược Vương trong kinh Pháp Hoa là đã nhập được vào căn Đại thừa mà ly được “Ngã” và “Pháp ái”. Từ phẩm này trở xuống, trong kinh Pháp Hoa cho biết từ “Văn, Tư, Tu” lần lượt tiến vào mặt trận “liễu 3 không, phá 5 ấm”. Trước phá sắc ấm, là vọng tưởng kiên cố thứ nhất, như Bồ tát Hỷ Kiến đốt thân cúng Phật, là biểu thị vì đạo quên thân, tuy vào đống lửa phiền não lớn, cũng không sợ, không lui và cũng hiểu được nhân không mà thu “Động” về “Tĩnh”.

WHT1.jpg

Đức Pháp chủ Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch

Ở trong cảnh tĩnh, ngất rồi sống lại không đam trược cảnh tĩnh, mà phải phát giác, không rơi vào hôn trầm, tỏ rõ tính nghe thường sáng, ánh sáng trí tuệ yên lặng nhưng vẫn soi (Tuệ quang tịch chiếu), không phải tĩnh như núi đá vô tình.

Theo di âm Thiền sư Hoàng Bá cũng dạy: “Không những quên hình với nguội tim, đó là bệnh rất khó chữa” (Mạc chỉ vong hình dữ tử tâm, thị cá nan y bệnh tối thâm), ý nói phải rất tỉnh táo. Rồi lại bổ cả hai cánh tay, tỏ ra là đã quên cả động, tĩnh. Đã điều khiển được cả nhân – ngã. Rồi lại thề được sống lại, là tỏ rõ bỏ được cả hai cánh tay, được phúc đức và trí tuệ của Phật. Bởi thế Bồ tát đã được Phúc đức và Trí tuệ từ hạnh thuần hậu đem lại. Do vậy mà sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh của Bồ tát được trọn vẹn.

WHT.jpg

Cũng tương tự như sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh của Đức cố Pháp chủ Đại lão Hòa thượng thượng Tâm hạ Tịch đã tùy sức cố gắng noi theo hạnh của các bậc Bồ tát xưa kia. Thực đáng làm gương cho đời sau phỏng hiệu.

Cho hay không cổ chẳng thành kim
Công án đời xưa đã học sam
Gương sáng Dược Vương Ngài phản ảnh
Hạnh hay Hỷ Kiến Tổ lưu tâm
Nghe kinh được định thành minh đức
Vị pháp quên thân bỏ độc tham
Đã chứng nhân không lìa ngã chấp
Lắng lòng mãnh tỉnh học tri âm.

----------------

Pháp chủ trang nghiêm

Trần gian là cõi mộng
Người tỉnh giấc chiêm bao
Trăm năm như lượn sóng
Đến và đi dạt dào…!
 
Tế Xuyên hiện hoa Sen
Nụ cười hiền thơm ngát
Chân tánh tỏa chân như
Ngàn năm hương ngào ngạt.
 
Vọng Cung đẹp thành Nam
Linh sơn ba huynh đệ
“Tam pháp ấn” quán soi
Một lòng “Nhất nghĩa đế”.
 
Tâm nguyện ngời cõi diệu
Tâm thông sáng thế trần
Đức hạnh uy nghi chiếu
Tâm Tịch rạng nhân gian.
 
Nam về Hà Nội
Giới luật tăng thượng duyên
Quán Sứ - Bồ Đề nối…
Ngày ngày rực hương thiền.
 
Miên mật A Di Đà
Phúc báu tụ hằng sa
Ngôi Pháp chủ thiền gia
Trang nghiêm hạnh ta bà!
 
Ôi! Cao đăng thượng phẩm
Ôi! Nhiệm mầu Ma ha…
TP.HCM, ngày 9-9-2005
Trần Quế Hương

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày