Hà Nội: Hội thảo khoa học "Sư bà Phương Dung với đạo pháp và dân tộc"

Chư tôn đức và các thành viên tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Chư tôn đức và các thành viên tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm
0:00 / 0:00
0:00

Hội thảo do Ủy ban Nhân dân huyện Thanh Trì phối hợp với Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ban Tôn giáo TP.Hà Nội và Viện Nghiên cứu tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đồng tổ chức.

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu phát biểu tại hội thảo

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu phát biểu tại hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự cho biết: "GHPGVN rất kỳ vọng trong hội thảo khoa học lần này, từ góc nhìn khác nhau của các nhà khoa học để đánh giá một cách khách quan về Phật giáo Việt Nam thời kỳ đầu công nguyên nói chung, về Sư bà Phương Dung đối với đạo pháp và dân tộc nói riêng. Trên cơ sở đó, GHPGVN sẽ có thêm được những tư liệu quý giá để tô bồi vào những trang sử vẻ vang, hào hùng của Phật giáo Việt Nam cách đây 2000 năm lịch sử, để cho thế hệ hậu duệ trong hiện tại và tương lai tưởng nhớ, học tập và tiếp bước noi theo những tấm gương sáng của chư vị tiền bối Tổ sư".

Học giả Lê Mạnh Thát phát biểu

Học giả Lê Mạnh Thát phát biểu

Được biết, ban tổ chức hội thảo đã tiếp nhận hơn 35 bài của chư tôn đức Tăng Ni, các giáo sư, tiến sĩ, học giả. Hội thảo đã tập trung thảo luận về một số nội dung như: Phân tích bối cảnh lịch sử và tình hình Phật giáo thời Hùng Vương, đưa ra dấu vết Phật giáo thời Hùng Vương và Trưng Vương qua một số di tích để nhận diện về Sư bà Phương Dung.

Quang cảnh buổi hội thảo

Quang cảnh buổi hội thảo

Thay mặt Trung ương GHPGVN, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự trong phát biểu tại hội đã nhấn mạnh: "Hội thảo cho thấy với nhiều cách tiếp cận khác nhau, chúng ta có được góc nhìn toàn diện về Sư bà Phương Dung với đạo pháp và dân tộc. Hội đồng Trị sự GHPGVN mong muốn các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu tiếp tục có những công trình nghiên cứu về một số chư Ni trong thời kỳ Hai Bà Trưng. Từ đó có kế hoạch để tôn vinh, tu tạo, bảo tồn lăng mộ của Sư bà Phương Dung cũng như là các di tích đình, chùa Yên Phú".

Thượng tọa Thích Đức Thiện thay mặt Trung ương GHPGVN phát biểu

Thượng tọa Thích Đức Thiện thay mặt Trung ương GHPGVN phát biểu

Dịp này, nhiều tham luận, phát biểu liên quan tới giai đoạn lịch sử thế kỷ đầu kỷ nguyên Tây lịch, cuộc khởi nghĩa vệ quốc do Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo đã được báo cáo, trình bày tại hội thảo.

Đúc kết, PGS.TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo đánh giá kết quả hội thảo, theo đó ông khẳng định các tham luận, phát biểu đã giúp làm rõ về cuộc đời cũng như những đóng góp của Sư bà Phương Dung đối với đạo pháp và dân tộc. "Qua đó, giúp chúng ta có những nhận thức nhiều hơn về triều đại Hùng Vương, về lịch sử của dân tộc và đặc biệt hiểu hơn về lịch sử Phật giáo Việt Nam", ông nói.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày