Khai mạc Hội thảo khoa học về Tổ Khánh Hòa

GNO - Sáng nay, 19-10, tại hội trường chính chùa Viên Minh - Văn phòng BTS GHPGVN tỉnh Bến Tre, lễ khai mạc Hội thảo khoa học “Hòa thượng Khánh Hòa với phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam và truyền thống Bến Tre” đã diễn ra trang nghiêm.

a To Khanh Hoa 10.jpg


Chư tôn đức chứng và các vị chủ tọa lễ khai mạc hội thảo

Chứng minh và tham dự Hội thảo có HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Nhựt Tấn, UV HĐTS, Trưởng BTS GPGHVN tỉnh Bến Tre, Trưởng BTC Hội thảo; TT.TS.Thích Đồng Bổn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo VN, Phó BTC Hội thảo cùng chư tôn đức HĐTS, VP 2 T.Ư; BTS GHPGVN tỉnh Bến Tre, các tỉnh thành bạn.

a To Khanh Hoa 1.jpg


Đại biểu tham dự

Các cấp chính quyền có ông Trương Vĩnh Trọng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Trần Tấn Hùng, Phó ban Tôn giáo Chính phủ; ông Phạm Bá Quang, Đại diện Tổng cục 2 - Bộ Quốc phòng; ông Trần Ngọc Tam, Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre; ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre; ông Dương Phú Hưng, Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Bến Tre; ông Đoàn Văn Tựu, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Bến Tre cùng các ban ngành đoàn thể.

GS.TS.Lê Mạnh Thát, UV HĐTS, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN; TS.Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm KHXH VN, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo; PGS.TS.Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo - đồng Trưởng BTC Hội thảo và sự hiện diện trên 400 đại biểu là Tăng Ni, nhà nghiên cứu và Phật tử.

a To Khanh Hoa 8.jpg


HT.Thích Nhựt Tấn phát biểu khai mạc

HT.Thích Nhựt Tấn phát biểu khai mạc, cho biết, phong trào chấn hưng Phật giáo do Hòa thượng Khánh Hòa đóng vai trò quan trọng, diễn ra vào thập niên 30 của thế kỷ trước. Vì vậy, Hội thảo là dịp để làm sáng tỏ tinh thần của Tổ và những đóng góp trong công cuộc chấn hưng Phật giáo - đến nay vẫn còn ý nghĩa sâu sắc...

Ông Nguyễn Hữu Phước phát biểu nêu rõ tầm quan trọng của Hội thảo và sự cống hiến của chư vị tiền bối khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam.

a To Khanh Hoa 7.jpg


Ông Nguyễn Hữu Phước phát biểu chúc mừng Hội thảo

a To Khanh Hoa 4.jpg
HT.Thích Thiện Nhơn đọc tham luận

Sau đó, Hòa thượng Chủ tịch HĐTS có bài tham luật với chủ đề “Tổ Khánh Hòa và thành quả chấn hưng Phật Giáo Việt Nam” - đã khái quát lịch sử Đinh - Lê, Lý - Trần với hơn 400 năm thịnh suy của Phật giáo. Đến thời kỳ 1920, tại chùa Giác Hải - Chợ Lớn, Tổ Lê Khánh Hòa cùng Tổ Từ Phong và chư Hòa thượng thành lập Hội Lục Hòa nhằm mục đích đoàn kết tu học và truyền thừa Phật pháp.

Năm 1931, Tổ cùng HT.Thiện Chiếu, HT.Huệ Quang vận động lập Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học (gọi đúng là Hội Nghiên cứu và bảo vệ Phật giáo tại Nam Kỳ).

Đầu năm 1933, Tổ khai giảng Phật học viện Linh Sơn - hoạt động được vài tháng thì tạm giải tán. Ngày 20-2-1933, thành lập Hội Liên đoàn Phật học xã tại chùa Viên Giác - Bến Tre. Năm 1934, thành lập Hội Lưỡng Xuyên Phật học đặt trụ sở tại chùa Long Phước - tỉnh Trà Vinh. Từ đây, phong trào chấn hưng Phật giáo mà Tổ là người đã thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống Tăng sĩ - luôn bảo vệ và truyền thừa Chánh pháp, Hòa thượng Chủ tịch nhận định

Cũng tại hội thảo, PGS.TS.Chu Văn Tuấn phát biểu đề dẫn hội thảo.

a To Khanh Hoa 5.jpg


PGS.TS.Chu Văn Tuấn phát biểu đề dẫn

Phiên khai mạc kết thúc, hội thảo chuyển sang các chuyên đề với 3 nhóm đề tài: 1. Hòa thượng Khánh Hòa với phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam; 2. Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam; 3. Truyền thống lịch sử, văn hóa và Phật giáo ở Bến Tre.

Cụ thể, chủ đề 1 diễn tại hội trường lớn, chủ tọa điều phối là HT.Thích Nhựt Tấn, TT.TS.Thích Đồng Bổn,TS.Nguyễn Quốc Tuấn; chủ đề 2 tại hội trường nhỏ, chủ tọa điều phối gồm PGS.TS.Chu Văn Tuấn, PGS.TS.Trần Hồng Liên, PGS.TS.Lê Cung; chủ đề 3 tại hội trường lớn, chủ tọa điều phối là TS.Nguyễn Đại Đồng, TS.Nguyễn Hữu Nguyên, ông Nguyễn Quang Trị.

Tất cả chủ đề trên sẽ được các Giáo sư Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu tiếp tục thảo luận làm sáng tỏ cuộc đời và sự nghiệp chấn hưng Phật giáo Việt Nam của Tổ Khánh Hòa, trong sáng và chiều nay.

a To Khanh Hoa 3.jpg
GS.TS.Lê Mạnh Thát đại diện Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam với tham luận mang tính
gợi mở nhiều vấn đề có liên quan đến Tổ Khánh Hòa và công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam

a To Khanh Hoa 6.jpg

a To Khanh Hoa 9.jpg
Quang cảnh lễ khai mạc hội thảo

Vài nét về Tổ

Tổ Khánh Hòa là một trong những vị tiên phong có công nhất trong phong trào chấn hưng Phật giáo tại Miền Nam. Từ những năm 20 của thế kỷ trước, Tổ Khánh Hòa đã kêu gọi thành lập trường Phật học mà chùa Tuyên Linh là một trong những nơi đào tạo Tăng tài lúc bấy giờ, cùng với các cơ sở Phật học gia giáo: chùa Phi Lai của Tổ Chí Thiền (Châu Đốc), chùa Kim Huê, chùa Vạn An (Sa Đéc), chùa Long An của Tổ Khánh Anh (Trà Ôn).

Tổ Khánh Hòa thường đảnh lễ và kêu gọi chư sơn Tăng đồ chấn hưng Phật giáo.

Chủ trương của Tổ là: 1. Phải kết hợp các bậc Tăng tài để cộng tác. 2. Phải cất nhà thư xã, thỉnh 3 Tạng kinh để làm tài liệu nghiên cứu, phiên dịch ra Việt văn để phổ biến ra thập phương bá tánh. 3. Yếu tố chính là tài chánh để giải quyết mọi việc, đồng thời lập gấp trường Phật học để đào tạo Tăng tài.

Tổ đã vận động và trực tiếp thành lập các cơ sở Phật học đường: Tuyên Linh, Thích học đường, Lưỡng Xuyên, Liên đoàn học xã, Phật học đường Vĩnh Bửu cho Ni giới.

Ngoài chủ trương thành lập các trường Phật học, thư xã..., Tổ Khánh Hòa còn chủ trương và thành lập các tờ báo, tạp chí Phật giáo: Pháp âm, Phật hóa tân thanh niên, Từ bi âm, Duy tâm Phật học... làm công cụ cho việc vận động chấn hưng Phật giáo giai đoạn đầu và truyền bá giáo lý đạo Phật.

Thích Trí Thuận

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày