Hà Nội: Hội thảo khoa học "Tổ Như Trừng Lân Giác và sơn môn Liên Phái trong lịch sử Phật giáo VN"

Khai mạc hội thảo khoa học "Tổ Như Trừng Lân Giác và sơn môn Liên Phái trong lịch sử Phật giáo VN"
Khai mạc hội thảo khoa học "Tổ Như Trừng Lân Giác và sơn môn Liên Phái trong lịch sử Phật giáo VN"
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 1-3, Hội thảo khoa học “Tổ Như Trừng Lân Giác và sơn môn Liên Phái trong lịch sử Phật giáo VN” đã được tổ chức tại chùa Liên Phái, TP.Hà Nội, với sự tham dự của chư tôn đức Hội đồng Trị sự GHPGVN, nhà nghiên cứu, đại biểu và Phật tử.
Chủ tọa hội thảo

Chủ tọa hội thảo

Chủ toạ đoàn có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN; Hòa thượng Thích Gia Quang, Hòa thượng Thích Quảng Tùng, đồng Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự; Giáo sư Lê Mạnh Thát; Phó giáo sư - tiến sĩ Chu Văn Tuấn.

Cùng tham dự của chư vị Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Hòa thượng Thích Thanh Điện, Thượng toạ Thích Đức Thiện (Tổng Thư ký); Thượng toạ Thích Thanh Tuấn, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó Tổng thư ký kiêm Chánh Văn phòng I TƯGH.

Chư tôn đức Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự tham dự

Chư tôn đức Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự tham dự

Đại diện các cơ quan có bà Trần Thị Minh Nga, Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính Phủ cùng đại diện các cơ quan chức năng T.Ư, TP.Hà Nội, các nhà nghiên cứu, học giả.

Để nghiên cứu tìm hiểu làm rõ hơn thân thế, hành trạng của Tổ Như Trừng Lân Giác, những đóng góp của Tổ đối với Phật giáo VN, đồng thời, nghiên cứu các giá trị lịch sử, văn hoá sơn môn Liên Phái, chùa Liên Phái đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Phân viện Nghiên cứu Phật học VN tại Hà Nội tổ chức hội thảo lần này.

Hội thảo có ý nghĩa

Hội thảo có ý nghĩa

Theo Ban Tổ chức tiếp nhận 41 bài tham luận của các học giả là Tăng Ni, cư sĩ Phật tử, nhà khoa học, nhà nghiên cứu.

Các tham luận được phân loại thành các chủ đề như: Tổ Như Trừng Lân Giác: cuộc đời và đạo nghiệp, Giá trị lịch sử, văn hóa của chùa Liên Phái, Sơn môn Liên Phái, Đóng góp của chư Tổ chùa Liên Phái, Sơn môn Liên Phái đối với Phật giáo VN, Bảo tổn, phát huy giá trị di sản chùa Liên Phái, Sơn môn Liên Phái trong giai đoạn hiện nay.

Hội thảo không chỉ là những gợi mở nghiên cứu...

Hội thảo không chỉ là những gợi mở nghiên cứu...

Thiền sư Như Trừng Lân Giác (1696-1733) thuộc đời thứ 37 tông Lâm Tế. Trong quá trình xuất gia và hành đạo, cuộc đời của Tổ Như Trừng Lân Giác tuy không dài nhưng những di sản mà Tổ để lại vô cùng đồ sộ.

Di sản đó không chỉ là những ngôi chùa do ngài xây dựng, những đệ tử mà ngài đào tạo, những tác phẩm Phật giáo mà còn là việc hình thành một sơn môn Phật giáo tồn tại trên 300 năm với nhiều đóng góp cho đạo pháp và dân tộc.

Quang cảnh hội thảo sáng nay 1-3

Quang cảnh hội thảo sáng nay 1-3

Hội thảo không chỉ là những gợi mở nghiên cứu, là diễn đàn để cập nhật thông tin được đầy đủ hơn về sự đóng góp của Tổ Như Trừng Lân Giác mà còn là nơi tạo ra diễn đàn mở, tạo ra cơ hội kết nối giữa các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo và những nhà tu hành Phật giáo trên cả nước để tiếp tục thảo luận về những vấn đề liên quan tới Phật giáo VN.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày