Hà Nội: Khai pháp khóa An cư kiết hạ Phật lịch 2568 cho Tăng - Ni hành giả H.Mê Linh và Đông Anh

Đại diện hành giả an cư phát nguyện tu học tinh tấn
Đại diện hành giả an cư phát nguyện tu học tinh tấn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 30-5 (23-4-Giáp Thìn), tại tổ đình Trung Hậu (xã Tiền Phong, H.Mê Linh) diễn ra lễ khai giảng khóa An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử tham dự lễ khai pháp khóa An cư kiết hạ của 2 huyện: Mê Linh và Đông Anh

Chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử tham dự lễ khai pháp khóa An cư kiết hạ của 2 huyện: Mê Linh và Đông Anh

Theo truyền thống, tổ đình Trung Hậu là trường hạ cho 93 chư Tăng - Ni thuộc hai H.Mê Linh và H.Đông Anh an cư, tu tập trong 3 tháng hạ.

Chứng minh lễ khai pháp có Thượng tọa Thích Chiếu Tạng, viện chủ tổ đình Trung Hậu; Thượng tọa Thích Thanh Hải, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Ủy viên Ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội, Phó ban Trị sự GHPGVN H.Đông Anh, Chánh duy-na trường hạ; Đại đức Thích Viên Đức, Ủy viên Thường trực, Phó Thư ký kiêm Chánh văn phòng Ban Trị sự TP.Hà Nội, Trưởng ban Tổ chức an cư, Đại đức Thích Thanh Chính, Ủy viên Ban Trị sự Thành phố, Trưởng ban Trị sự GHPGVN H.Mê Linh, Phó duy-na; Ni sư Thích Đàm Tuệ, Chánh duy-na Ni trường hạ, cùng chư tôn đức hành giả an cư H.Mê Linh và H.Đông Anh, cùng chư tôn đức Ban Trị sự TP.Hà Nội, Ban Chức sự trường hạ.

Chư tôn đức chứng minh trường hạ

Chư tôn đức chứng minh trường hạ

Trong ba tháng hạ, đối với Phật giáo miền Bắc sẽ kết hợp giữa việc tu và học. Tu là hành trì ngày đêm 6 thời chuyên tâm hành trì, học là khai giảng vô thượng pháp bảo. Mỗi năm, trường hạ chọn một bộ sách trong Tam tạng thánh giáo để giảng ở đại trường cho đại chúng cùng nghe vào các buổi sáng. Luật tạng sẽ giảng riêng, còn kinh tạng và luận tạng sẽ giảng lợi ích cả 7 chúng. Truyền thống đó được giữ gìn từ trước tới nay.

Năm nay, Phật giáo TP.Hà Nội quyết định chọn bộ Sám nguyện yếu giải để "bình văn giảng nghĩa" trong hành giả

Năm nay, Phật giáo TP.Hà Nội quyết định chọn bộ Sám nguyện yếu giải để "bình văn giảng nghĩa" trong hành giả

Năm nay, Phật giáo TP.Hà Nội quyết định chọn bộ Sám nguyện yếu giải do Đại sư Tuân Thức (964-1032) là danh Tăng đời Tống biên soạn đã được Thượng tọa Thích Tiến Đạt, viện chủ chùa Đại Từ Ân (TP.Hà Nội) dịch ra tiếng Việt nhằm lưu bố cho người đời sau kết duyên cùng pháp môn Tịnh độ.

Theo nghi thức cổ truyền “bình văn giảng nghĩa” như chư Tổ đã dạy, trong mùa an cư, hành giả vẫn sử dụng chữ Hán để học tập, vì vậy chư tôn đức trong Ban Giảng sư đã đọc bình văn và giảng giải về bài tựa và nội dung chính của bộ Sám nguyện yếu giải.

Chư Ni, Phật tử tham dự lễ khai hạ

Chư Ni, Phật tử tham dự lễ khai hạ

Chư tôn đức Ban Giảng sư của trường hạ động viên hành giả an cư cố gắng sắp xếp công việc trụ xứ để cấm túc an cư, lắng nghe những thời pháp để suy nghĩ, chiêm nghiệm mà tu học nhằm đem lại lợi ích cho tự thân, trang nghiêm Tăng đoàn. Đồng thời sách tấn các Phật tử nên dành thời gian để trở về trường hạ an cư lễ Phật, nghe pháp, hộ trì chư Tăng, giữ tâm bồ-đề kiên cố.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thượng tọa Thích Thiện Thông thăm hỏi, động viên bà con có hoàn cảnh khó khăn TP.Trà Vinh

Chùa Liên Trì (TP.Vũng Tàu) trao quà tại Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bến Tre

GNO - Sáng 23-11, đoàn từ thiện chùa Liên Trì (TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) do Thượng tọa Thích Thiện Thông, Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, trụ trì chùa Liên Trì làm trưởng đoàn đã đến trao quà đến trẻ em và người già neo đơn tại Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bến Tre.
Chùa Thầy (Hà Nội)

Mái chùa che chở hồn dân tộc

NSGN - Bài thơ Nhớ chùa là một tác phẩm bất hủ của thơ ca Phật giáo Việt Nam. Bài thơ này đi vào lòng người mến đạo một cách dịu dàng và nồng ấm như câu ca dao của mẹ, tự nhiên và nhẹ nhàng như hơi thở, bình yên và trong sáng như một mảnh trăng chiều...

Thông tin hàng ngày