Hà Nội: Thường trực Ban Hoằng pháp T.Ư khánh tuế Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm tại chùa Bằng

Thường trực Ban Hoằng pháp T.Ư khu vực phía Bắc khánh tuế Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm
Thường trực Ban Hoằng pháp T.Ư khu vực phía Bắc khánh tuế Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng nay, mồng 3 “Tết thầy", Thường trực Ban Hoằng pháp T.Ư khu vực phía Bắc do Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Thường trực Ban Hoằng pháp T.Ư dẫn đầu đến chùa Bằng (Q.Hoàng Mai) khánh tuế Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp T.Ư.
Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ đại diện cho chư tôn đức dâng lời tác bạch khánh tuế

Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ đại diện cho chư tôn đức dâng lời tác bạch khánh tuế

Tại đây, Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ đại diện cho chư tôn đức dâng lời tác bạch vọng bái Đức Đệ tứ Pháp chủ GHPGVN, Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự cùng chư tôn đức lãnh đạo GHPGVN, đồng thời khánh tuế Hòa thượng Trưởng ban Hoằng pháp T.Ư nhân Tết Giáp Thìn.

Đáp từ, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm hoan hỷ khi chư tôn đức lãnh đạo ngành hoằng pháp đã theo truyền thống dân tộc thể hiện “tôn sư trọng đạo”, làm gương cho hàng Phật tử luôn phải biết nhớ tới công ơn Thầy Tổ mà trở về các chốn Tổ đình lễ Phật, vãn cảnh và nghe thầy giảng kinh theo nghi thức truyền thống của Phật giáo phía Bắc.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đạo từ

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đạo từ

Hòa thượng mong rằng chư tôn đức trong Ban Hoằng pháp lắng nghe kĩ lời chúc Tết và chỉ dạy của Đại lão Hòa thượng Pháp chủ GHPGVN và Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sư, lấy đó làm kim chỉ nam hoạt động cho ngành hoằng pháp trong năm mới Giáp Thìn.

Khánh tuế Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm theo truyền thống "mồng 3 Tết thầy"

Khánh tuế Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm theo truyền thống "mồng 3 Tết thầy"

Trao hoa khánh tuế Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm tại chùa Bằng

Trao hoa khánh tuế Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm tại chùa Bằng

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày