Hà Tĩnh: Chùa Phúc Linh rót đồng đúc tôn tượng Đức Bổn Sư

Công trình rót đồng đúc tôn tượng Đức Bổn Sư trong khuôn viên chùa Phúc Linh
Công trình rót đồng đúc tôn tượng Đức Bổn Sư trong khuôn viên chùa Phúc Linh
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 25-4, chùa Phúc Linh (thôn Bàu Láng, xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà) tổ chức lễ rót đồng đúc tôn tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni với sự tham dự của 1.000 Phật tử.
Chư tôn đức cùng quý khách niệm hương Tam bảo

Chư tôn đức cùng quý khách niệm hương Tam bảo

Tại buổi lễ, Đại đức Thích Thiện Nhơn, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo huyện Thạch Hà phát biểu nhấn mạnh ý nghĩa công đức tôn tạo tượng Phật, đồng thời tán dương chùa Phúc Linh cũng như đạo tràng Phật tử và các nhà hảo tâm, ghi nhận công đức của quý Phật tử, đã chung sức, chung lòng suốt thời gian qua để có được ngôi chùa khang trang sắp hoàn thiện và chuẩn bị đúc tôn tượng Phật Bổn Sư.

Hòa thượng Thích Thanh Thế, trụ trì chùa Bảo Tịnh – TP.HCM đạo từ nói về ý nghĩa tôn tượng Phật, nhờ đó để chúng ta tu tập chuyển hóa nội tâm mà hiển lộ tánh Phật bên trong. Phật tử chiêm ngưỡng, lễ bái cung kính tôn tượng Đức Phật, phát tâm tu hành; khuyến tấn và làm nhiều việc thiện, tránh điều ác, giữ tâm từ bi được như vậy thì tôn tượng Đức Phật và ngôi chùa sẽ xứng đáng là “ngôi nhà” của Như Lai.

Chư tôn đức sái tịnh, cầu nguyện công trình được sớm thành tựu

Chư tôn đức sái tịnh, cầu nguyện công trình được sớm thành tựu

Chư tôn đức đã thực hiện niêm hương bạch Phật, trì chú, tụng kinh, sái tịnh, cầu nguyện công trình rót đồng đúc tôn tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni trong khuôn viên chùa Phúc Linh.

Được biết, tôn tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni tọa thiền trên tòa sen sẽ tôn thờ tại Đại hùng bảo điện chùa Phúc Linh được đúc bằng đồng nặng 8 tấn, cao hơn 5 mét (tính cả phần tòa sen) được chạm trổ hoa văn tinh xảo, do nhóm nghệ nhân thực hiện.

Dịp này, chùa Phúc Linh thiết lễ pháp hội trai tăng cúng dường, nguyện cầu Phật sự được thuận lợi hoàn thành.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày