Hạ trường Tăng Phúc khai pháp khóa An cư

GNO - Sáng 16-6 (254 nhuận, Canh Tý), tại chùa Tăng Phúc (phường Đông Cương, TP.Thanh Hóa) đã diễn ra lễ khai pháp.

TT.Thích Tâm Đức, UV HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa cùng chư tôn đức Thường trực BTS tỉnh chứng minh, đại diện chính quyền tham dự, chúc mừng cùng Phật tử.

Niệm Phật cầu gia hộ.jpg


Nghi thức niệm Phật cầu gia hộ

Tại buổi lễ, thay mặt Ban chức sự hạ trường, Sư cô Thích nữ Thanh Thùy đã đọc báo cáo tóm tắt kế hoạch an cư và chương trình thuyết giảng trong mùa an cư tại  hạ trường Tăng Phúc.

Chư hành giả an cư tại hạ trường Tăng Phúc đã cầu thỉnh Ni trưởng Thích Đàm Nhung, nguyên UV HĐTS, nguyên Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa làm ngôi Đường chủ; Ni sư Thích Đàm Hương, Ủy viên Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa, trụ trì chùa Tăng Phúc làm Chánh Duy-na.

lẵng hoa chúc mừng của BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa.jpg


NS.Đàm Hương nhận hoa chúc mừng từ TT.Thích Tâm Đức

Năm nay, tại trường hạ Tăng Phúc có tổng số 18 hành giả an cư, trong đó 1 Ni sư, 17 Sư cô. Hạ trường sẽ tổ các buổi giảng đại trường giáo lý Phật pháp vào buổi sáng Chủ nhật hằng tuần. Toàn bộ chư Ni học tiểu trường về bộ “Luật Tứ phần” từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần.

Thay mặt chư hành giả an cư, Sư cô Thích nữ Thuần Pháp đã dâng lời tác bạch cầu pháp mùa An cư kiết hạ PL.2564.

chư hành giả an cư tác bạch cầu pháp.jpg
Quang cảnh buổi lễ

Sư cô Thích Nữ Thuần Pháp đại diện chư hành giả an cư tác bạch cầu pháp.jpg
Sư cô Thích nữ Thuần Pháp đã dâng lời tác bạch cầu pháp

ĐĐ.Thích Tâm Hiền, Phó  ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã thay mặt chư tôn đức chứng minh có lời sách tấn chư hành giả xuất gia và tại gia về ý nghĩa quan trọng của việc an cư kiết hạ.

Ngay sau buổi lễ khai pháp, TT.Thích Giải Hiền, Trưởng ban Từ thiện xã hội GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã có bài giảng đầu tiên đến đại chúng.

Sơn Trần

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày