Hai Phật tử tổ chức lễ hằng thuận tại chùa An Hội

GNO - Sáng 16-3, đôi tân lang và tân nương Đồng Thanh - Lê Minh Bảo, huynh trưởng dự tập GĐPT Tịnh Nghiêm, sánh duyên cùng Phật tử Diêu Phương - Lê Thị Phương Nam, hiện sinh hoạt tại đạo tràng chùa Tuyền Lâm (Q.6, TP.Hồ Chí Minh), được tổ chức tại chùa An Hội (xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) - ảnh.

IMG_0307.JPG

HT.Thích Hạnh Lạc, Thành viên HĐCM, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ngãi; HT.Thích Huệ Đạt, Ủy viên HĐTS, Phó BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ngãi, Trưởng BTS Phật giáo H.Tư Nghĩa cùng chư Tăng Ni, các anh chị huynh trưởng trong tỉnh, sự tham dự của đại diện họ hàng 2 bên gia đình

Sau phần nghi thức, đôi bạn đã được chư tôn đức dạy bảo về cuộc sống gia đình, bổn phận làm chồng, làm vợ, làm dâu con như lời Đức Phật đã chỉ dạy và nhận những phần quà chúc mừng của chư tôn đức, họ hàng, ban huynh trưởng GĐPT Tịnh Nghiêm, bạn bè...

Lễ hằng thuận

Theo nhiều tài liệu thì người được cho là đầu tiên nghĩ đến việc tổ chức lễ cưới tại chùa là cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật, bút hiệu là Đồ Nam Tứ, ông sinh năm 1883 mất năm 1940, quê tại Hải Dương. Ông vốn là một nhà Nho, sau đó quy y theo Phật, một lòng phụng sự Phật pháp. Ông nghĩ rằng việc tổ chức lễ cưới tại chùa mang lại lợi ích to lớn cho Phật tử khi bước vào đời sống vợ chồng cũng như đời sống đạo đức tâm linh.

Năm 1930 bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám (là người sáng lập GĐPT Việt Nam hiện nay) đã tổ chức lễ cưới cho con gái của mình là bà Lê Thị Hoành sánh duyên cùng ông Hoàng Văn Tâm tại chùa Từ Đàm (tỉnh Thừa Thiên Huế). Đây được xem là một lễ cưới tại chùa điển hình đầu tiên trong lịch sử Phật giáo của Việt Nam.

Hòa thượng Thích Thiện Hòa sau đó đã chính thức đặt tên cho lễ cưới được tổ chức tại chùa là lễ hằng thuận vào năm 1971. Ý nghĩa của chữ "Hằng" là thường xuyên, luôn luôn, "Thuận" có nghĩa là đồng thuận, hòa thuận, cùng hướng về một điều tốt đẹp, cao thượng, chân thiện trong cuộc sống.

Lễ hằng thuận có nghĩa là việc đôi vợ chồng cùng sống hòa thuận với nhau, tôn trọng, nhường nhịn, cùng nhau có trách nhiệm và bổn phận làm vợ, làm chồng, làm dâu, làm rể. Ngoài ra đối với ông bà cha mẹ và con cái phải hướng đến con đường tu tập, giác ngộ và giải thoát trên cơ sở giữ gìn Ngũ giới, thực hành Thập thiện và tu tập theo Bát Chánh đạo.

Thiện Quang

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày