Hải Phòng: Hội nghị sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm 2023

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chiều qua, 21-7, tại chùa Nam Hải, Ban Trị sự GHPGVN TP.Hải Phòng tổ chức hội nghị sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm và hoạch định phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm 2023.
Niệm Phật cầu gia hộ
Niệm Phật cầu gia hộ

Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.Hải Phòng, chủ tọa hội nghị; tham dự có chư tôn đức thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.Hải Phòng; đại diện Ban Trị sự GHPGVN các quận, huyện; đại diện các hành giả đang cấm túc an cư tại hạ trường chùa Nam Hải.

Tham dự hội nghị còn có sự hiện diện của ông Dương Ngọc Anh, Trưởng ban Tôn giáo - Sở Nội vụ TP.Hải Phòng; ông Nguyễn Anh Tú, Trưởng phòng Tôn giáo Dân tộc - Ban Dân vận Thành ủy, cùng các ông bà đại diện cho phòng An ninh Nội địa, Công an TP.Hải Phòng.

Thượng tọa Thích Tục Minh đọc dự thảo báo cáo sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm
Thượng tọa Thích Tục Minh đọc dự thảo báo cáo sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm

Tại hội nghị, Thượng tọa Thích Tục Minh, Chánh Văn phòng Ban Trị sự đã đọc dự thảo báo cáo sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm và phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm 2023.

Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2023, Thường trực Ban Trị sự đã công bố bổ nhiệm trụ trì cho 7 vị Tăng Ni, khai trừ ra khỏi GHPGVN TP.Hải Phòng 1 vị Tỳ-kheo do vi phạm pháp luật và giới luật; khởi công xây dựng, khánh thành và đúc đại hồng chung một số chùa trên địa bàn TP; tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 và chuẩn bị tốt công tác tổ chức khóa hậu An cư kiết hạ tại hạ trường chùa Nam Hải - Trụ sở Ban Trị sự.

Chư Tăng Ni tham dự hội nghị
Chư Tăng Ni tham dự hội nghị

Thành phố hiện có 619 ngôi chùa, trong đó 305 ngôi chùa đã có quyết định giao đất của UBND TP.Hải Phòng; 33 ngôi chùa được nhà nước xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, 127 ngôi chùa được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa, Di tích lịch sử kháng chiến cấp TP.

Xác định Hoằng pháp là công tác trọng yếu, trong 6 tháng đầu năm 2023, Ban Trị sự đã kết hợp với các chùa, tổ đình mở các lớp giáo lý, khóa tu; công tác Từ thiện xã hội thực hiện được trong 6 tháng đầu năm là 12,5 tỷ đồng; công tác Nghi lễ, Văn hóa, Giáo dục, Thông tin truyền thông, Hướng dẫn Phật tử dần đi vào ổn định và phát triển.

Thay mặt Thường trực Ban Trị sự, Hòa thượng Thích Quảng Tùng đã lấy ý kiến biểu quyết của đại biểu tham dự hội nghị, thông qua dự thảo báo cáo sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm và phương hướng công tác Phật sự 6 tháng cuối năm 2023.

Chư Tăng phát biểu đóng góp ý kiến
Chư Tăng phát biểu đóng góp ý kiến

Phát biểu tại hội nghị, ông Dương Ngọc Anh, Trưởng ban Tôn giáo TP.Hải Phòng đã hoan nghênh những thành tựu trong công tác Phật sự mà Phật giáo thành phố đã đạt được trong 6 tháng đầu năm, đồng thời ông cũng đóng góp một số ý kiến thiết thực cho phương hướng hoạt động Phật sự 6 tháng cuối năm.

Dịp này, thực hiện chỉ đạo của T.Ư GHPGVN, hội nghị cũng đã đưa ra thảo luận và lấy ý kiến về việc bổ sung cho dự thảo Quy chế hoạt động Ban Quản trị tự viện của GHPGVN nhiệm kỳ 2022-2027.

Hòa thượng Thích Quảng Tùng phát biểu đúc kết hội nghị
Hòa thượng Thích Quảng Tùng phát biểu đúc kết hội nghị

Tổng kết hội nghị, Hòa thượng Thích Quảng Tùng đã tán thán những thành tựu mà tập thể Tăng Ni, Phật tử các tự viện trên địa bàn thành phố chung tay thực hiện. Bên cạnh đó, Hòa thượng mong muốn trong thời gian tới, Phật giáo thành phố sẽ nhận thêm nhiều sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp chính quyền, các cơ quan, ban ngành để càng thắt chặt hơn nữa sự gắn kết trong ngôi nhà đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày