Hân hoan thiết trí lễ đài Phật đản tại tư gia Phật tử

Niềm vui tại lễ đài tư gia nhà Phật tử Hoằng Đương - Ảnh: Nguyện Truyền
Niềm vui tại lễ đài tư gia nhà Phật tử Hoằng Đương - Ảnh: Nguyện Truyền
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Dù mới chỉ là những ngày đầu tháng Tư Âm lịch, nhưng không khí đón mừng Phật đản đã rộn ràng trong nhiều tư gia Phật tử và lan rộng niềm vui tại các hẻm nhỏ có lễ đài kính mừng Phật đản Phật lịch 2565. 

“Vui, hân hoan”, là chia sẻ của Phật tử Nguyễn Sỹ Hoàng, pháp danh Hoằng Đương, sau khi được Ban Văn hóa chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức) hỗ trợ thiết trí xong lễ đài tại tư gia (Quốc lộ 1K, TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương).

Hoàng cho biết những năm trước cũng thiết trí nhưng chưa được trang nghiêm và hân hoan niềm vui như năm nay. “Trong mùa dịch có vườn Lâm-tỳ-ni thì mọi người vừa có thể làm lễ tại tư gia, lại hạn chế tập trung nơi công cộng. Và tôi tin sẽ có nhiều Phật tử cùng tham gia thiết trí lễ đài, lan tỏa không khí Phật đản để nhiều người hiểu hơn về Đức Phật và giáo pháp của Ngài”, Hoàng chia sẻ.

Khóa lễ an vị Phật đầy hoan hỷ tại tư gia Phật tử Nguyễn Sỹ Hoằng - Ảnh: Nguyện Truyền

Khóa lễ an vị Phật đầy hoan hỷ tại tư gia Phật tử Nguyễn Sỹ Hoằng - Ảnh: Nguyện Truyền

Còn tại lễ đài tư gia Phật tử Nguyễn Quốc Hiến, pháp danh Nguyên Tịnh (đường An Phú đông 9, phường An Phú Đông, quận 12) đã trang nghiêm diễn ra lễ Tắm Phật với sự chứng minh của chư Tăng thiền viện Phước Sơn (Đồng Nai) cùng sự tham dự của bạn đồng tu vào ngày 5-4-Tân Sửu vừa qua.

Phật tử Nguyên Tịnh cho biết: Mỗi năm tới dịp Phật đản, đối với người con Phật đều rất hân hoan. Là Phật tử, và cũng suy nghĩ trước, nên phần chuẩn bị của gia đình cũng đơn giản vì đã có kinh nghiệm làm năm thứ 2. Phần thiết trí có treo đèn, treo cờ Phật giáo, băng-rôn kính mừng Phật đản trước nhà, và thiết trí tôn tượng Phật đản sanh. “Quan trọng tôi nghĩ luôn giữ tâm mình thanh tịnh để đón chào ngày Phật đản. Đón chào ngày trọng đại của người con Phật. Dịch bệnh không thể đến chùa, ở nhà thiết trí lễ đài và với tâm niệm hướng về, cũng là một cách thể hiện lòng tri ân, báo ân đối với đấng Từ phụ”, anh nói.

Trong con hẻm nhỏ, lối vào lễ đài tư gia nhà Phật tử Võ Đăng Dũng, pháp danh Nguyên Cảm, những lá cờ Phật giáo cùng băng-rôn kính mừng Phật đản Phật lịch 2565 đã được trang hoàng, đem lại không khí vui tươi cho con hẻm 113 đường Trần Văn Đang, quận 3, TP.HCM ngày từ những ngày đầu tháng 4-Tân Sửu.

Là năm thứ 11 gia đình anh Dũng thiết trí lễ đài Phật đản, nên niềm vui trong hẻm nhỏ không chỉ gói gọn trong mái ấm của riêng mình, nhiều người đi ngang qua lễ đài đều ghé thắp nhang, nhiều Phật tử xung quanh thì tới cùng hùn phước cúng dường để mua hoa, trái cây, nước cúng Phật. "Bà con trong hẻm cùng vui niềm vui chung kính mừng ngày Khánh đản, mỗi người mỗi chút tạo nên không khí kính mừng Phật đản trong hẻm 113", anh chia sẻ niềm vui với phóng viên.

Lễ đài tư gia nhà Phật tử Nguyễn Phước Hiến

Lễ đài tư gia nhà Phật tử Nguyễn Phước Hiến

Niềm hân hoan của gia đình Phật tử Nguyên Tịnh khi thiết trí lễ đài tại tư gia

Niềm hân hoan của gia đình Phật tử Nguyên Tịnh khi thiết trí lễ đài tại tư gia

Băng-rôn kính mừng Phật đản được treo trong hẻm 113 lối vào lễ đài nhà Phật tử Nguyên Cảm

Băng-rôn kính mừng Phật đản được treo trong hẻm 113 lối vào lễ đài nhà Phật tử Nguyên Cảm

Em Võ Đăng Minh Hưng (là con út của Phật tử Nguyên Cảm) mỗi ngày đều ra lễ đài lễ Phật

Em Võ Đăng Minh Hưng (là con út của Phật tử Nguyên Cảm) mỗi ngày đều ra lễ đài lễ Phật

Phật tử trong hẻm đi ngang đều ghé lễ Phật

Phật tử trong hẻm đi ngang đều ghé lễ Phật

Lễ đài tư gia nhà Phật tử Minh Triết, tại hẻm 113, học từ mô hình thiết trí của gia đình Phật tử Nguyên Cảm

Lễ đài tư gia nhà Phật tử Minh Triết, tại hẻm 113, học từ mô hình thiết trí của gia đình Phật tử Nguyên Cảm

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày