Hàn Quốc: Chùa Tongdo và các khoá tu của giới trẻ

Chương trình tu học và ở lại chùa của tu viện Tongdo thường xuyên tổ chức các khoá tu cho giới trẻ đến tu học và trau dồi đạo đức tâm linh. Chương trình do 2 tu sĩ trẻ thông thạo ngoại ngữ hướng dẫn nên các khoá tu thường quy tụ được khá nhiều người đến tham dự.

hanquoc.jpg

Một tham dự viên đang học nghi thức thọ trai

Đại đức Yeo Yeok, trưởng ban tổ chức khoá tu, tâm sự: “Từ ngày chúng tôi tổ chức chương trình sống và tu học tại chùa, có rất nhiều bạn trẻ đến tham dự, không chỉ người Hàn Quốc mà có rất nhiều người phương Tây đến. Họ đến với khoá tu vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng sau mỗi lần thảo luận, trao đổi Phật pháp, chúng tôi giải bày nhiều điểm thắc mắc mà nhiều người phương Tây từ lâu họ hiểu nhầm hoặc hiểu sai về đạo Phật.”

Sau giờ pháp thoại, các tham dự viên thực tập thiền hành, thiền trà, thiền toạ, trì tụng Bát nhã tâm kinh, lễ sám và đi nhiễu quanh bảo tháp xá lợi. Thời khoá tu học ở đây khá sống động, rất phù hợp với giới trẻ…

Chùa Tongdo toạ lạc ở phía đông nam của tỉnh Gyeongsang, cách phía bắc Busan khoảng 40 km, là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Hàn Quốc. Chùa do pháp sư Jajang Yulsa thành lập năm 646 dưới sự tài trợ của nữ hoàng Seondeok thuộc Vương Quốc Silla (53 tr. TL- 935 sau TL) đã tổ chức nhiều khoá tu thu hút rất nhiều bạn trẻ ở không chỉ ở Hàn Quốc mà còn cả thanh niên phương Tây đến tham dự và tu tập.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày