Hàn Quốc: Trùng tu tháp 3 tầng ở chùa Bulguk

GNO - Hôm 2-4 đã đánh dấu một ngày lịch sử đối với cộng đồng Phật giáo Hàn Quốc cũng như các chuyên gia, sinh viên và người hâm mộ lịch sử, di sản văn hoá và khảo cổ học.

Cốt lõi bên trong của ngôi tháp đá ba tầng tám thế kỷ ở chùa Bulguk (còn gọi là chùa Bulguksa) đã được hiển lộ lần đầu tiên trong gần 50 năm.

thap da 1.jpg

Như một phần của nỗ lực liên tục, trùng tu Kho báu Quốc gia số 21 của Hàn Quốc, một nhóm các chiếc hộp có chứa hiện vật đang được cho là xá-lợi của Đức Phật và được đặt ở giữa ngôi tháp đã được tháo gỡ trong một buổi lễ đặc biệt chiều hôm 2-4 (ảnh).

Ngôi tháp cao 8.2 mét, được những người Hàn Quốc biết đến với tên Seokgatap, là một trong những ngôi tháp được yêu thích nhất và nổi tiếng tại Hàn Quốc và được các nhà sử học nghệ thuật xem như tinh túy của nghệ thuật và văn hóa thời đại Silla với tính thẩm mỹ tối giản và bố cục cân đối.

Buổi lễ có sự tham dự của các quan chức và các nhà lãnh đạo tôn giáo như Byun Young-sup, người đứng đầu mới được bổ nhiệm của Cục Di sản Văn hóa và Kim Young-won, Tổng giám đốc Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa.

Không khí tại buổi lễ vừa trang nghiêm vừa náo nhiệt.

Trang nghiêm là bởi vì trước khi tháo dỡ các viên đá được đặt trên thân tháp, trong đó có hộp tôn trí xá-lợi, một nghi lễ Phật giáo đã được thực hiện với sự tham dự của hàng chục nhà sư uy tín tại Hàn Quốc.

Và trong toàn bộ quá trình đó - kéo dài hơn hai giờ - là thời gian trì tụng kinh Phật.

Lần cuối cùng ngôi tháp được đại trùng tu là vào năm 1038 - khi đó một trận động đất đã xảy ra - và lần mới đây được tháo dỡ là vào năm 1966, khi những tên cướp làm hư hỏng ngôi tháp và các nhân viên đã sửa chữa phần trên của ngôi tháp.

Và lần trùng tu này được bắt đầu từ tháng 5 năm 2011. Công việc được tiến hành sau khi các quan chức phát hiện nhiều vết nứt trong tháp trong quá trình kiểm tra định kỳ.

"Chúng tôi sẽ hoàn thành việc tháo dỡ ngôi tháp trong nửa đầu năm nay và sẽ thiết kế xây dựng lại trong nửa năm còn lại", Kim, tổng giám đốc Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa, cho biết tại buổi lễ. "Và chúng tôi sẽ dành những năm tiếp theo để hoàn thành việc phục hồi".

Không khí náo nhiệt là do nhiều quan chức, nhà báo, người xem và các tín đồ Phật giáo kéo đến chứng kiến ​​thời khắc lịch sử trong một không gian hạn chế. Ngôi tháp được kính bao quanh, do đó, 2,5 triệu du khách đến thăm nơi đây mỗi năm có thể thấy được quá trình trùng tu.

thap da 2.jpg

Những chiếc hộp có xá-lợi

Nhiều người đã tò mò và muốn có được một cái nhìn thoáng qua vào chiếc hộp hay có thể là xá lợi - vì đó là cơ hội hiếm có trong đời người. "Theo tài liệu trong chùa trong lần trùng tu hồi năm 1038, có tổng cộng 47 viên xá-lợi được đặt bên trong vào năm đó", ông Bae Byung-seon, người đứng đầu bộ phận di sản kiến ​​trúc của Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa nói. "Tuy nhiên, khi thu hồi các chiếc hộp trong lần trùng tu năm 1966, chúng tôi đã tìm thấy tổng cộng 48 viên xá-lợi".

Tuy nhiên, cho đến bây giờ có bao nhiêu xá-lợi được đặt bên trong vào năm 1966 vẫn là một bí ẩn. Một nhà sư tại chùa do bất cẩn đã làm vỡ chai thủy tinh có chứa các xá-lợi và do đó không chắc có bao nhiêu viên đã bị mất trong chùa. Hình dạng, kích thước, vật liệu và con số chính xác của các chiếc hộp cũng chưa rõ ràng. Các quan chức dẫn lý do do việc thiếu tài liệu và các hệ thống trong quá trình phục hồi vào thời điểm đó.

Các quan chức cho biết họ không thể xác định chính xác bao nhiêu xá-lợi đã được lấy ra trong buổi lễ ngày 2-4. Các viên xá-lợi sẽ được kiểm tra kỹ hơn trong những ngày tới.

Theo Phật sử, các môn đệ của Đức Phật đã thu 84.000 viên xá-lợi của Đức Phật sau khi trà-tỳ và họ đã cất giữ trong các ngôi tháp. Những phần xá-lợi sau đó đã được gửi đến các nơi trên thế giới để tôn trí. Triều đại Silla của Hàn Quốc - được biết đến với sự tự do và thành tựu về nghệ thuật và văn hóa của mình - và nổi tiếng với lòng sùng kính đặc biệt với Phật giáo.

Các quan chức di sản văn hóa cho biết họ vẫn chưa quyết định liệu sẽ trả lại xá-lợi về ngôi tháp đá sau khi quá trình trùng tu được hoàn thành vào năm 2014 hay không. Trong thời gian này, xá-lợi sẽ được giữ trong một cấu trúc bên trong nhà chùa, và cũng có kế hoạch tổ chức những buổi lễ đặc biệt cho các tín hữu Phật giáo chiêm bái.

Các chuyên gia cho rằng sự quyến rũ của các ngôi tháp Silla nằm ở sự đơn giản và nhỏ gọn, không có những đường nét chạm khắc dọc theo thân tháp hay trên nền tháp, tạo cho nó một cảm giác đơn giản mà trang nghiêm. Ngoài ra, còn ở tỷ lệ tương đối ổn định và đẹp. Đây là ngôi tháp cổ nhất ở Hàn Quốc chỉ sử dụng một tảng đá duy nhất và sau này trở thành hình mẫu điển hình cho các ngôi tháp của thời kỳ Silla thống nhất.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày