Hạnh phúc vô bờ ngày Đức Phật đản sinh

GNO - Trong cuộc đời mỗi người đều có những ngày quan trọng, những việc làm cho bản thân người đó thấy hạnh phúc. Với tôi, ngày Đức Phật ra đời là ngày trọng đại nhất và việc thiết trí một khu vườn Lâm Tỳ Ni để chào mừng ngày Phật đản sinh là việc làm khiến cho tôi hạnh phúc nhất.

Vườn Lâm Tỳ Ni là một khu vườn nằm dưới chân dãy Himalaya, phía tây nam Nepal, giáp biên giới Ấn Độ. Nơi ấy cũng sẽ chỉ là một khu vườn bình thường như bao khu vườn khác với hoa lá, cỏ cây và chim muông trú ngụ, sẽ không có gì đặc biệt nếu nơi đó không phải là nơi chào đón sự ra đời của một bậc Đại Giác Ngộ - Thái tử Tất Đạt Đa.

lbc 2.jpg

Vườn Lâm Tỳ Ni thiết trí tại nhà, kính mừng Đức Phật đản sinh


Hôm ấy mẹ của Ngài, hoàng hậu Maya đang trên đường trở về quê nhà để sinh nở theo như tập tục thời đó. Lúc ngang qua nơi đây, bà lệnh cho các thị nữ ghé vào nghỉ ngơi trước khi tiếp tục lên đường. Cảnh vật trong khu vườn làm hoàng hậu cảm thấy dễ chịu, khoan khoái.

Phía trên cây Vô ưu, những cánh hoa xinh xắn đung đưa theo gió như đang hành lễ với bà và cũng như đang hân hoan vui mừng chào đón một vị Thái tử nhỏ sắp chào đời. Hoàng hậu nhìn những cánh hoa, trong lòng ngập tràn hạnh phúc. Bà vươn tay định hái một đóa thì liền chuyển dạ và hạ sinh Thái tử.

Chắc hẳn lúc ấy tất cả mọi người đã vô cùng vui mừng, hạnh phúc khi hoàng hậu sinh nở bình an vô sự, mẹ tròn con vuông. Và trên hết là niềm vui của hoàng hậu khi đã làm tròn trách nhiệm của một người vợ, giúp cho chồng bà, vua Tịnh Phạn từ nay đã có con nối dõi. Không ai nghĩ rằng vị Thái tử nhỏ này sẽ có một ngày trở thành một bậc Đại Giác - một con người bằng xương bằng thịt, một con người bình thường với trí tuệ siêu việt, một trái tim từ bi bao la không một ai có thể sánh kịp.


Sự ra đời của Người đã viết lại lịch sử nhân loại, đã xua tan màn vô minh của chúng sinh, mở ra một con đường mới đưa đến bến bờ giải thoát, an vui, niềm hạnh phúc chân thật. Tình thương bao la của Người đã xoa dịu biết bao tâm hồn đang tổn thương vì sự phân biệt giai cấp, giàu nghèo còn đè nặng xã hội lúc bấy giờ. Những lời dạy của Người là chân lý, là sự thật mà dù hơn 2.500 năm qua hay nhiều ngàn năm nữa vẫn sẽ còn giá trị cho những ai muốn hướng đến Chân - Thiện - Mỹ, muốn xây dựng một xã hội hòa bình và phát triển.

Vườn Lâm Tỳ Ni ngày nay đã trở thành một trong bốn Thánh địa Phật giáo mà bất kỳ một người con Phật nào cũng mơ ước được một lần đặt chân đến.

Với lòng biết ơn Đức Phật vô hạn, niềm hạnh phúc vô bờ khi được sanh vào thời có Phật pháp, được học giáo pháp, việc tự tay thiết trí một khu vườn Lâm Tỳ Ni nhỏ kỷ niệm ngày Đức Thế Tôn ra đời, cùng suy nghiệm lại lời dạy của Người để sống tốt, sống đẹp cũng là một cách cúng dường dâng lên đấng Từ phụ kính yêu.

Lâm Bội Châu (Bà Rịa Vũng Tàu)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Họa sĩ Kim Đức

Quy y

GNO - Cái tin chị đi tu làm ai cũng ngỡ ngàng. Bọn thanh niên trong khu phố tiếc hùi hụi vì từ nay không còn ai để theo đuổi, trêu ghẹo. Người già, nhất là những người chuộng trang phục áo dài, áo bà ba lấy làm buồn lắm, bởi chị là một cô thợ may may đồ kiểu xưa rất đẹp.
Chuông chùa Nhật Bản, giống như chuông chùa của các nước khác, được đánh từ bên ngoài bằng chày hoặc thanh xà treo chứ không phải bằng một quả lắc bên trong.

Phạm chung trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Nhật

NSGN - Phạm chung ( bonshō, 梵鐘), cũng được gọi là điếu chung ( tsurigane, 釣鐘) hay đại chung ( ōgane, 大鐘), là những chiếc chuông lớn được nhìn thấy trong các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản, dùng để thỉnh mời các Tăng sĩ tập họp hành lễ và để phân định các mốc thời gian trong ngày.

Thông tin hàng ngày