Hệ lụy từ việc tùy tiện cấp phép ấn phẩm tôn giáo

GNO - Giác Ngộ số 1040, ra ngày 6-3 gồm những bài viết nhẹ nhàng, sâu lắng và đáng suy ngẫm.

bia 1040.jpg


Bìa Báo Giác Ngộ số 1040 - Mỹ thuật: HS.Nhuận Thường

Trước diễn biến phức tạp và khó lường của dịch bệnh Covid-19, nhà báo Diệu Nghiêm chia sẻ: “Chánh niệm tỉnh giác là chìa khóa mở cửa hành giả bước vào thế giới bình an giữa dòng đời vạn biến. Từ đó, mới có những ứng xử phù hợp cho mọi tình huống, hoàn cảnh, cả trong dịch bệnh như hiện nay, để đừng quá chủ quan để bị lây nhiễm, nhưng cũng không quá lo âu sợ hãi để tổn hao sức đề kháng, quên mất đi mục đích sống là để có sự an lạc và hạnh phúc”. Mời bạn cùng suy ngẫm qua bài viết Đừng để rơi vào cực đoan trên Trang 3.

Loạt ấn phẩm được gọi là “Thiền tông”, “Huyền ký của Đức Phật” của Nguyễn Nhân chứa đựng nhiều nội dung sai lệch, xuyên tạc vẫn nghiễm nhiên được xuất bản, phổ biến tràn lan cùng những phát ngôn đầy thách thức của ông này - với lý do tác phẩm đã được các cơ quan quản lý về tôn giáo, văn hóa và tư tưởng công nhận. Tại sao thực trạng trớ trêu này vẫn tiếp diễn? - Khi giấy phép xuất bản trở thành điểm tựa cho sự “thách thức”, mở đầu chuỗi bài Hệ lụy từ việc tùy tiện cấp phép ấn phẩm tôn giáo do PV Giao Hảo thực hiện.

- Trang Phật học: Lợi ích của Thiền (tiếp theo và hết); Ý nghĩa lợi tha (Nguyễn Đức Sinh).

- Trang Suy nghiệm lời Phật: Tinh tấn quá mức cũng không hẳn là tốt (ĐĐ.Quảng Tánh) và Cười cho đời bớt khổ (Thích Trung Hữu).

Trang Văn hóa số này: Giải quyết xung đột trong đời sống hôn nhân của người có sự thực hành Phật pháp qua Tình thương yêu (Laura Munson), Diệu Liên Lý Thu Linh dịch và Thăm chốn tổ Khánh Anh (Vũ Giang).

- Trang trẻ với bài viết thú vị Chàng họa sĩ trẻ thổi hồn Việt vào tranh Phật. “Thông qua hình ảnh đồ họa, kiến thức Phật pháp sẽ không còn khô khan mà sẽ trở nên đơn giản hơn, giúp cho người trẻ nào cũng đều có thể dễ dàng nắm bắt được”, họa sĩ Phật tử trẻ Pháp An - Đào Nguyễn Duy Khang chia sẻ.


- Sáng tác: Viết cho người hoang mang (tạp bút của Đinh Thiện), Chuyện ở phố (Nguyễn Minh Ngọc Hà).

- Đọc kinh gì để trí tuệ sáng suốt?Cưới khi con mất chưa đầy năm có được không? - 2 câu hỏi được Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ giải đáp trong số này.


- Trang Quốc tế: Ni viện Phật giáo duy nhất tại Liên bang Nga Người dân Bhutan làm việc thiện mừng sinh nhật quốc vương.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày