Hòa thượng Thích Giác Toàn nói về dấu ấn của Viện Nghiên cứu Phật học VN sau 35 năm thành lập

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sắp tới đây, Viện Nghiên cứu Phật học VN sẽ tổ chức kỷ niệm 35 năm thành lập (1989-2024). Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Viện trưởng đương nhiệm đã có những chia sẻ về chặng đường hình thành và phát triển, những dấu ấn và thành tựu đặc biệt của Viện. 

Mời bạn đọc cùng theo dõi bài phỏng vấn với Hòa thượng Thích Giác Toàn do phóng viên Quảng Hậu thực hiện đăng trên chuyên mục Văn hóa - Báo Giác Ngộ số 1274, ra ngày 18-10-2024.

Bìa Báo Giác Ngộ số 1274 - Ảnh: Tùng thư Vạn Hạnh
Bìa Báo Giác Ngộ số 1274 - Ảnh: Tùng thư Vạn Hạnh

Cũng trên chuyên mục Văn hóa, Giác Ngộ tuần này còn có các bài:

- "Đức Từ bi... nở sen xanh" của Sa-môn Giác Toàn kính dâng Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Viện trưởng sáng lập Viện Nghiên cứu Phật học VN.

- Với những việc làm ý nghĩa, thiết thực vì cộng đồng, Hòa thượng Thích Trí Minh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Trà Vinh là tu sĩ Phật giáo duy nhất được đề cử điển hình có thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực phía Nam năm 2024. Báo Giác Ngộ giới thiệu cùng bạn đọc bài viết "Hòa thượng Thích Trí Minh: 'Lợi ích của cộng đồng là điều ưu tiên nhất'", tác giả Quảng Đạo.

Bên cạnh đó, Báo Giác Ngộ số 1274 còn có những nội dung sau:

- Mục Phật học: Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc phần tiếp theo bài giảng Phát Bồ-đề tâm (Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng); phần tiếp theo bài "Quản lý học trong kinh A Di Đà" (Đại sư Tinh Vân).

- Chuyên mục Từ những trang kinh: "Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu", tác giả Quảng Tánh.

- Hiện nay, có người ra sức ca ngợi hạnh du hành liên tục của một số vị xuất gia. Nói rằng tu đúng Chánh pháp là không trụ vào nơi nào, phải di chuyển thường xuyên để không dính mắc. Chính Đức Phật cũng du hành và ca ngợi hạnh du hành. Hiện tại tôi nhận thấy có nhiều vị tu hành ở yên một nơi, nhiều vị khác thì vân du tùy duyên hóa đạo, một số vị thì đi liên tục. Vậy thế nào là du hành đúng Chánh pháp? Thắc mắc này của bạn đọc sẽ được Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ chia sẻ qua bài: "Du hành đúng Chánh pháp".

- Do ảnh hưởng chất độc da cam bởi người cha từng đi bộ đội trong thời kháng chiến, ngay từ nhỏ, Lê Đức Vinh (sinh năm 1990) đã không thể nhìn thấy ánh sáng. Gia đình khó khăn cộng với điều kiện học tập cho người mù ở Lâm Đồng còn thiếu thốn, “làm thế nào để Vinh được đi học” - đó là câu hỏi mà gia đình luôn đau đáu. Mời bạn đọc cùng theo dõi qua bài viết "Lòng biết ơn - chìa khóa gọi tên hạnh phúc", (Khánh Vi), đăng trên chuyên mục Bạn trẻ.

- Mục Quốc tế: "Ngôn ngữ Pāli được vinh danh là chìa khóa bảo tồn di sản Phật giáo qua hàng thế kỷ" (Phổ Tịnh tổng hợp).

Độc giả có thể đặt Báo Giác Ngộ TẠI ĐÂY.

Quét QR Code để tải App Báo Giác Ngộ cho chiếc điện thoại của mình
Quét QR Code để tải App Báo Giác Ngộ cho chiếc điện thoại của mình

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Võ Dũng

Tỳ-kheo-ni Tô-ma

NSGN - Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tỳ-kheo-ni Tô-ma2  ngụ tại tinh xá của chúng Tỳ-kheo-ni, ở trong ngự viên, thuộc nước Xá-vệ.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1272 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Chữa bệnh và giải nghiệp

GNO - Bạn bè tôi cho rằng song hành với việc trị liệu theo y học thì cần nỗ lực chuyển nghiệp bằng cách sám hối thật nhiều và tạo phước thật lớn để hồi hướng mới có thể giải nghiệp và mong khỏi bệnh. Tôi không biết quan niệm này có đúng với Chánh pháp?

Thông tin hàng ngày