Hòa thượng Thích Huệ Văn: "Tin tưởng thế hệ kế thừa sẽ phát huy tốt từ nền tảng của tiền nhân"

Ảnh: Bảo Toàn
Ảnh: Bảo Toàn
0:00 / 0:00
0:00
GN - Từ năm 1968, Hòa thượng Thích Huệ Văn đã tham gia trong các tổ chức Phật giáo khác nhau, ở nhiều vị trí.

Với vai trò Thư ký đoàn Thiên Thai Giáo Quán tông tham dự Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam và thành lập GHPGVN tại Hà Nội, Hòa thượng được cử tham gia Ban soạn thảo Hiến chương GHPGVN, là đại biểu chính thức tham dự Đại hội thành lập Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM với vai trò Đại diện Phật giáo quận 8.

Hòa thượng Thích Huệ Văn, Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Kinh tế - Tài chính GHPGVN TP.HCM - Ảnh: Bảo Toàn
Hòa thượng Thích Huệ Văn, Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Kinh tế - Tài chính GHPGVN TP.HCM - Ảnh: Bảo Toàn

“Tôi được phân công phụ trách mảng kinh tế, tài chánh. Nhận chỉ đạo từ quý Hòa thượng lãnh đạo thời bấy giờ như Hòa thượng Thích Thiện Hào, Hòa thượng Thích Minh Nguyệt… để duy trì cuộc sống cho Tăng, Ni dưới thời bao cấp, nhà chùa cũng phải tăng gia sản xuất để có thu nhập gọi là ‘kinh tế tự túc nhà chùa’.

Năm 1976, tôi đã thành lập Hợp tác xã Pháp Quang chuyên sản xuất mành tre, may thêu, đan lát để xuất khẩu cho các nước Đông Âu, giải quyết công ăn việc làm cho gần 3.000 lao động thời đó và duy trì mãi đến năm 1992 mới giải thể. Bản thân tôi cũng được đi học tập về quản lý và sản xuất kinh tế tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, nên đã điều hành Hợp tác xã Pháp Quang một cách hiệu quả, để lại nhiều tình cảm tốt đẹp cho các thế hệ lãnh đạo chính quyền thời bấy giờ, được chính quyền thành phố trao tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua 5 năm liền (1980-1985). Có thể nói, vận mệnh của Phật giáo từ khi thành lập đã luôn gắn liền với vận mệnh của dân tộc”, Hòa thượng Thích Huệ Văn hồi tưởng.

Từ khi tham gia công tác Giáo hội, trong vai trò Chánh Đại diện Phật giáo quận 8 từ ngày đầu thành lập (1982-2002), Hòa thượng Thích Huệ Văn đã góp phần đoàn kết các tự viện cũng như Tăng Ni Phật tử trên địa bàn, giúp sinh hoạt Phật sự luôn ổn định và phát triển. “Chư tôn đức thời bấy giờ luôn gia tâm ủng hộ các công tác Phật sự tại địa phương như Hòa thượng Đạt Hảo; Hòa thượng Giác Khánh; Hòa thượng Từ Bạch… nhờ vậy mà nhiều Phật sự được hanh thông cho đến khi tôi không còn tham gia tại Phật giáo quận 8, nhưng Tăng Ni và các tự viện vẫn dành nhiều tình cảm tốt đẹp, đây là sự thành công của người lãnh đạo Phật giáo địa phương”, Hòa thượng Thích Huệ Văn bộc bạch.

Cũng theo Hòa thượng, có thể nói hiện nay, Tăng Ni kế thừa được đào tạo bài bản từ các trường đại học Phật giáo và thế học trong nước và cả nước ngoài, đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển Phật giáo các cấp trong tương lai. Nhưng bên cạnh đó, việc học cũng cần đi với việc hành, nếu chỉ dừng lại ở học vị mà không phấn đấu học hỏi kinh nghiệm quý báu từ tiền nhân, thì đôi khi lại gặp trở ngại trong việc hành đạo và phụng sự chúng sanh.

“Trong phần lớn cuộc đời phụng sự cho Đạo pháp và phục vụ cho Dân tộc, tôi vô cùng tâm đắc và ghi nhớ mấy câu sau ‘Đánh mất chữ tâm, đánh rơi chữ đức, không tròn chữ hiếu, sống thiếu chữ tình’ như một sự tự cảnh giác. Người lãnh đạo Phật giáo hay người lãnh đạo ở ngoài thế gian phải làm sao để mình luôn giữ gìn tâm phụng sự, biết cách tích chứa và tô bồi công đức, giữ gìn sự hiếu kính và nhớ nghĩ về bốn ân nặng để cố gắng đáp đền và đừng để tình người, tình đạo của những người đồng phạm hạnh bị đánh mất. Nếu chúng ta làm được như vậy, thì dù khó khăn nào cũng vượt qua, gian khổ nào cũng không làm mình chùn bước”, Hòa thượng Thích Huệ Văn khẳng định.

Hòa thượng Thích Huệ Văn, sinh năm 1950, Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Kinh tế - Tài chính GHPGVN TP.HCM khóa IX, nguyên Phó Thư ký Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM nhiệm kỳ 2012-2017, nguyên Chánh Đại diện Ban Trị sự Phật giáo quận 8 đầu tiên từ năm 1982.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày