Hoa trái ngày thơ

Hoa trái ngày thơ

Với tâm hồn đa cảm, tình yêu thương chứa chan cuộc sống, đến nay Nguyễn Đức Vân đã sáng tác hơn 200 bài thơ, hơn 50 ca khúc, đã in 2 tập thơ và 3 CD ca nhạc, tất cả đều chứa đựng thông điệp về tình người, tình yêu thiên nhiên...

Dường như Nguyễn Đức Vân luôn cảm thấy sung sướng, hạnh phúc khi được sống giữa thiên nhiên, được cảm nhận "Cái bao la" mà: "Đêm ấy đất trời giao hòa nhau/ Vầng dương lênh láng những hiên màu" . Để rồi mọi thú vật, chim muông là những người bạn cùng Vân ca ngợi cái tươi đẹp của cuộc sống: "Các em chim chóc về ca hát/ Sao nhảy đầy trời trẩy hội theo/... Khỉ ở trong rừng cũng chạy ra/ Bắt đầu xây dựng cái bao la…".

Trên đây là lời của ca khúc "Đất trời ca", một trong 6 ca khúc trong CD nhạc của Nguyễn Đức Vân với tựa đề "Hoa trái ngày thơ"(*) vừa mới phát hành. Vân mong muốn gửi sáng tác của mình tới các em nhỏ nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi. Nguyễn Đức Vân tâm sự rằng công cuộc giáo dục cho trẻ em vô cùng quan trọng, vì từ lứa tuổi nhi đồng các em cần được hướng tới và cảm nhận những tình yêu thương trong cuộc sống. Và không gì dễ truyền tải tới các em thông điệp này một cách nhẹ nhàng, thấm thía bằng âm nhạc. Tôi tin rằng cả trẻ em và người lớn sẽ bật cười thích thú khi nghe những câu hát của thầy Vân: "Chiều nay đang vun khoai/ Chợt thấy lòng ríu rít/ Bỗng quăng đại cái cuốc/ Hát múa đến tối mò/ Mới bò vô nấu cơm/ Ta nấu cơm ngon quá!/ Ăn xong vẫn khát thèm/ Nên liếm luôn cả bát…".

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày