Học Phật, hiểu giá trị của sự giản dị

GNO - Khi chưa hiểu về lời dạy của Đức Phật, cuộc sống của ta càng phức tạp bởi những nhu cầu được tô điểm cho bản thân, khiến mình luôn bận rộn theo những điều không đáng.

Bactinhthuc.jpg
Học Phật rồi tự sống giản dị dần, ít muốn, biết đủ

Chính sự giản dị làm cho cuộc sống trở nên thay đổi khác hẳn. Bản thân tôi đã thực nghiệm được, mọi người khi nhìn thấy hay hỏi: con bao nhiêu tuổi con, sao con trẻ vậy? Lúc đó, bản thân quay về nội tâm thầm nghĩ vì mình nghiêm tâm lại và sống giản dị, không vướng mắc những thứ ngoài thân, mình an lạc bên trong.

Khi cảm nhận tâm không an hay rắc rối liền tìm ngay nguyên nhân do đâu mà mình nôn nao trong lòng vậy?

Sự quán chiếu - lấy sự suy nghĩ qua những lời dạy của Đức Phật đã được học qua, nhìn nhận lại và đó là do tâm hướng đến cái bên ngoài nhiều, tìm cách làm sao cho vừa lòng ham muốn bản thân, cũng như việc quần áo se sua. Lúc trong lòng nảy lên niềm hỷ lạc và nói lên rằng: em rất vui vì đã được xuất gia và được từ bỏ mái tóc trên đầu làm lòng em càng nhẹ hơn, có gì đó an lạc ngay giây phút hiện tại này.

Điều giản dị dù rất khó đối những ai thích chất chứa, muốn cái đẹp bên ngoài thân thể cũng như căn phòng ở của mình. Có lối sống giản dị giúp cho môi trường xung quanh chúng ta có được không khí thoáng hơn, dù có nằm trên đất vẫn thấy lòng an lạc, không vướng bận bởi vật chất bên ngoài, nó không chi phối được tâm chúng ta.

Trong nhà Phật, Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ là một tấm gương cao thượng ngay trong đời thực này. Ngài đã cho chúng hậu học một nhận thức về cuộc sống giản dị làm giá trị nhân cách con người càng được nâng cao. Ngài đã sống đến nay 103 tuổi, cuộc đời ngài chứng minh rằng: Giản dị là sống không làm mọi thứ phức tạp lên, sống với hiện tại[1].

Làm thế nào để có cuộc sống giản dị? Hãy giảm bớt cầu kỳ, đua đòi những thứ vượt quá sức của mình. Chính lòng ham muốn thích chất chứa, muốn có nhiều thứ tỏ vẻ là tôi có nhiều thứ, chúng làm cho chúng ta thiếu tự nhiên. Nếu quan sát sẽ thấy tất cả những hình dáng chúng ta thấy được nó chỉ là cái tạm thời, hiện diện bây giờ rồi mai sau nó sẽ huỷ hoại, tan rã dần. Ngay thân người chúng ta cũng không giữ cho nó tồn tại mãi được huống gì là những cái bên ngoài thân chúng ta.

Sinh hoạt hàng ngày của người từ bỏ cuộc sống gia đình để sống cuộc sống không gia đình, cầu sự giác ngộ an lạc ngay hiện tại, thoát ra khỏi sự ràng buộc các pháp thế gian cần giản dị.

Thực ra, giản dị dạy chúng ta biết tiết kiệm, không ham sành điệu, sống biết đủ, ít muốn, sử dụng tài nguyên khôn ngoan hơn, tăng lòng kiên nhẫn khi có sự thay đổi về khí hậu thời tiết hay cảm giác nóng lạnh nơi thân.

Giản dị đem lại lợi ích thiết thực cho mình mà cũng cho những người xung quanh chúng ta như cách mặc, cách ăn, sử dụng các thiết bị di động… với sự tiết kiệm, giúp mình ít hao tổn phước đức, người thiếu sẽ có thêm điều kiện sử dụng. Người biết sống giản dị, chúng ta nhìn sẽ thấy ở họ sự thanh thoát, nhẹ nhàng trong mọi lúc mọi nơi.  

 Loan Nguyen Thi
(Ni sinh Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM)


[1] Phạm Thành Nghị (2016), Tâm Lý học Giáo dục, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, tr.247

Tôi học Phật


Đây là tiểu mục nhỏ trên trang Tuổi trẻ của báo Giác Ngộ nhân mùa Phật đản, mời bạn viết bài chia sẻ về việc tìm tới với đạo Phật, những chuyển biến tích cực từ khi học Phật, kinh nghiệm về việc tu học với những va vấp và chướng ngại mà bạn đã vượt qua.

Đó còn là việc hướng dẫn, chia sẻ giá trị của lời Phật dạy tới người thân, bạn bè hoặc người hữu duyên mà bạn làm được, họ có những thay đổi an vui, trở thành Phật tử…

Bài viết có thể là câu chuyện của bạn với những cảm xúc chân thành, đầy hoan hỷ khi thấy ánh sáng Phật pháp; hoặc cũng có thể là câu chuyện của ai đó mà bạn biết khiến bản thân xúc động…

Bài vở gửi về: bandocgiacngo@gmail.com, bài hay sẽ được chọn đăng trên tuần báo và Giác Ngộ online. Khuyến khích có hình ảnh về nhân vật/tác giả câu chuyện.


GNO

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày