Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội kỷ niệm 40 năm thành lập

Trung ương Giáo hội tặng Bằng tuyên dương công đức đến Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội
Trung ương Giáo hội tặng Bằng tuyên dương công đức đến Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Tối 10-1 (8-12-Tân Sửu), Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội đã trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập (1981-2021) tại hội trường Bảo tàng trong khuôn viên của Học viện (Sóc Sơn, Hà Nội).

Đây là hoạt động cuối cùng trong chuỗi các hoạt động của Học viện chào mừng kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo, 40 năm thành lập GHPGVN, Đại hội đại biểu các cấp hướng tới Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX sẽ diễn ra trong năm 2022.

Chư tôn đức giáo phẩm lãnh đạo GHPGVN chứng minh buổi lễ

Chư tôn đức giáo phẩm lãnh đạo GHPGVN chứng minh buổi lễ

Đến chứng minh có Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự; chư tôn đức Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự: Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu; các Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Hòa thượng Thích Thanh Quyết (kiêm Viện trưởng Học viện), Thượng tọa Thích Đức Thiện (kiêm Tổng Thư ký); cùng chư tôn đức Văn phòng 1 Trung ương, lãnh đạo các Ban, Viện Trung ương, quý giáo sư, giảng viên cùng đông đảo Tăng Ni sinh về tham dự.

Sau khi nghi thức niệm Phật cầu gia bị, nhập từ bi quán tưởng niệm chư vị Tổ sư, chư vị Hòa thượng đã viên tịch, Đức Đệ tam Pháp chủ cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, cùng quý Giáo sư, Giảng sư của Học viện qua các thời kỳ đã từ trần, Hòa thượng Viện trưởng Thích Thanh Quyết đã tuyên đọc diễn văn khai mạc.

Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Viện trưởng Học viện đọc diễn văn khai mạc

Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Viện trưởng Học viện đọc diễn văn khai mạc

Theo đó, diễn văn khát quát thành tựu của Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội trong suốt 40 năm xây dựng và phát triển từ tiền thân là Trường Cao cấp Phật học tại Hà Nội, ra đời ngay sau khi thành lập GHPGVN (năm 1981), được đặt tại chùa Quán Sứ.

Khoá I của Học viện chỉ có khoảng 40 Tăng Ni sinh theo học trong điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Đến năm 2003, cố Trưởng lão Hoà thượng Thích Thanh Tứ đã định hướng để tìm địa điểm mới, phù hợp với việc xây dựng Học viện. Nhân duyên hội đủ, đến năm 2006, Học viện đã tổ chức khánh thành giai đoạn I và đưa vào sử dụng với cơ sở đặt tại thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Cơ sở vật chất của Học viện tương đối hoàn thiện với các công trình giảng đường, hội trường, trai đường, 4 khu ký túc xá…

Hòa thượng Chủ tịch và chư tôn đức tham dự

Hòa thượng Chủ tịch và chư tôn đức tham dự

Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã và đang đào tạo được 8 khoá hệ Cử nhân Phật học, 7 khoá hệ Cao đẳng, 4 khoá hệ Cử nhân liên thông, 4 khoá hệ Sau đại học. Bên cạnh đó, Học viện còn liên kết đào tạo với các trường đại học trong và ngoài nước, thỉnh mời các giảng viên, giáo sư uy tín tham gia giảng dạy.

Học viện đã cung cấp cho Giáo hội gần 2.500 Tăng Ni đảm nhận các Phật sự tại địa phương. Hiện nay, Học viện hiện có gần 600 Tăng Ni sinh đang theo học, trong đó gần 300 Tăng Ni sinh khoá VIII (2018-2022) vừa hoàn thành chương trình đào tạo, chuẩn bị tốt nghiệp ra trường.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Cựu Tăng sinh khóa I Trường Cao cấp Phật học VN tại Hà Nội phát biểu

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Cựu Tăng sinh khóa I Trường Cao cấp Phật học VN tại Hà Nội phát biểu

Thay mặt cho các thế hệ Tăng Ni sinh từng theo học tại Học viện, Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm (cựu Tăng sinh khoá I), Đại đức Thích Quang Hoà (cựu Tăng sinh khoá V), Đại đức Thích Thanh Thức (Tăng sinh khoá VIII) đã chia sẻ những kỷ niệm đẹp trong thời gian tu học tai Học viện, bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc giáo thụ và ôn lại những khó khăn, vất vả và niềm vui khi được học tại đây.

Ban đạo từ tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn đã tán thán tinh thần công đức của Hội đồng Điều hành Học viện và thành quả tu học của Tăng Ni sinh. Hòa thượng nhắc nhở mỗi người con Phật, đặc biệt là người xuất gia phải tự thắp lên ngọn lửa trí tuệ trong bản thân, luôn gìn giữ chí nguyện xuất gia và tiếp nối gia tài của Đức Phật, duy trì Chính pháp trường tồn.

Tặng Bằng tuyên dương công đức

Tặng Bằng tuyên dương công đức

Trung ương Giáo hội cũng trao tặng Bằng Tuyên dương Công đức đến Hoà thượng Thích Thanh Quyết cùng chư tôn đức Hội đồng Điều hành, ghi nhận và đánh giá cao đóng góp của Học viện đối với sự nghiệp đào tạo Tăng tài, xây dựng và phát triển Giáo hội.

Dịp này, đại diện chư tôn đức Ban Văn hóa Trung ương đã dâng cúng dàng 500 bộ y hậu cùng 1.500 quyển Kinh tụng thống nhất tới chư tôn đức Hội đồng Điều hành, quý thầy cô văn phòng và 600 Tăng Ni sinh của Học viện.

Chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội tham dự

Chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội tham dự

Niệm Phật cầu gia bị - Phút tưởng niệm

Niệm Phật cầu gia bị - Phút tưởng niệm

Thượng tọa Thích Minh Quang điều hành buổi lễ

Thượng tọa Thích Minh Quang điều hành buổi lễ

Đại diện cựu Tăng Ni sinh, Tăng Ni sinh hiện đang học tại Học viện phát biểu cảm tưởng

Đại diện cựu Tăng Ni sinh, Tăng Ni sinh hiện đang học tại Học viện phát biểu cảm tưởng

Hiện tại Học viện có 12 lớp với gần 600 Tăng Ni sinh

Hiện tại Học viện có 12 lớp với gần 600 Tăng Ni sinh

Trong đó có 6 lớp hệ Cử nhân Phật học, 3 lớp hệ Cử nhân liên thông, 3 lớp hệ Cao đẳng Phật học

Trong đó có 6 lớp hệ Cử nhân Phật học, 3 lớp hệ Cử nhân liên thông, 3 lớp hệ Cao đẳng Phật học

Nhiều tháng qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh, toàn Học viện đã thực hiện nghiêm việc cấm túc tại chỗ

Nhiều tháng qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh, toàn Học viện đã thực hiện nghiêm việc cấm

túc tại chỗ

Vì điều kiện dịch bệnh, Đại lễ được tổ chức trong phạm vi nội bộ nhưng vẫn đảm bảo sự trang nghiêm

Vì điều kiện dịch bệnh, Đại lễ được tổ chức trong phạm vi nội bộ nhưng vẫn đảm bảo

sự trang nghiêm

Sau lễ kỷ niệm, Tăng Ni sinh Học viện sẽ về nghỉ Tết đến hết ngày 20 tháng Giêng năm Nhâm Dần

Sau lễ kỷ niệm, Tăng Ni sinh Học viện sẽ về nghỉ Tết đến hết ngày 20 tháng Giêng năm Nhâm Dần

Học viện đã và đang đào tạo hơn 3000 Tăng Ni các hệ cử nhân, sau đại học

Học viện đã và đang đào tạo hơn 3000 Tăng Ni các hệ cử nhân, sau đại học

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày