Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM khai giảng Lớp Cổ ngữ Tây Tạng khóa đầu tiên

Có 116 học viên theo học Lớp Cổ ngữ Tây Tạng do Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM mở khóa đầu tiên - Ảnh: Nguyên Tài/BGN
Có 116 học viên theo học Lớp Cổ ngữ Tây Tạng do Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM mở khóa đầu tiên - Ảnh: Nguyên Tài/BGN
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chiều nay, ngày 3-4, tại Cơ sở I (Q.Phú Nhuận), Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM đã tổ chức khai giảng Lớp Cổ ngữ Tây Tạng khóa đầu tiên với số lượng 116 học viên theo học.
Hòa thượng Thích Nguyên Giác, Trưởng khoa Phật học Sanskrit phát biểu

Hòa thượng Thích Nguyên Giác, Trưởng khoa Phật học Sanskrit phát biểu

Phát biểu mở đầu, Hòa thượng Thích Nguyên Giác, Trưởng khoa Phật học Sanskrit thuộc Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM cho biết kinh điển của Phật giáo được lưu truyền bằng 4 hệ ngôn ngữ chính thường được gọi là "Tứ thánh ngữ", gồm: tiếng Phạn (Sanskrit), Pāli, Hán và tiếng Tây Tạng. Nhờ sự tham khảo Cổ ngữ Tây Tạng của các học giả trên thế giới mà ngày nay đã có nhiều bản kinh được phục hồi, góp phần làm phong phú cho hệ thống Tam tạng kinh điển.

Các học viên tham dự lớp học

Các học viên tham dự lớp học

Khoa Phật học Sanskrit được thành lập năm 2006, ban đầu có tên gọi là khoa Phật giáo Phạn - Tạng, sau đó đổi thành khoa Sanskrit và hiện nay là khoa Phật học Sanskrit. Khoa giảng dạy về Phạn văn, trong đó có nghiên cứu Cổ ngữ Tây Tạng.

"Nhận thấy nhu cầu nghiên cứu Tạng ngữ của Tăng Ni và cư sĩ là rất cần thiết, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng - Viện trưởng Học viện đã cho phép mở Lớp Cổ ngữ Tây Tạng để tạo điều kiện cho học viên có cơ hội đọc hiểu, tham khảo đối chiếu với các tạng kinh văn khác, phiên dịch Phật điển Tạng ngữ.", Hòa thượng Trưởng khoa cho biết.

Hòa thượng cũng nhắn nhủ thêm: "Muốn nghiên cứu chuyên sâu Phật học ở chương trình thạc sĩ và tiến sĩ Phật học, chúng ta cần biết ít nhất 2 thánh ngữ trở lên. Mong các học viên cố gắng học tập để đạt được kết quả tốt".

Đại đức Thích Lệ Ngôn, Trưởng phòng Đào tạo Học viện thông tin chương trình khóa học

Đại đức Thích Lệ Ngôn, Trưởng phòng Đào tạo Học viện thông tin chương trình khóa học

Đại đức Thích Lệ Ngôn, Trưởng phòng Đào tạo Học viện đã thông tin chương trình khóa học. Theo đó, Lớp Cổ ngữ Tây Tạng có 116 học viên đăng ký theo học, gồm chư Tăng (23 vị), chư Ni (23 vị) và cư sĩ (70 vị).

Thời lượng khóa học là 90 tiết trong 2 học kỳ; thời gian học vào ngày thứ Năm hàng tuần, từ 13 giờ đến 17 giờ. Học viên được miễn toàn bộ học phí. Kinh phí được tài trợ bởi Quỹ Đào tạo và Nghiên cứu Phật học Sanskrit. Học viên sau khi hoàn thành khóa học và đạt yêu cầu của khóa học được cấp Chứng nhận hoàn thành tín chỉ Cổ ngữ Tây Tạng.

Đại đức Thích Giác Thọ, Trưởng phòng Hành chánh Học viện thông báo nội quy lớp học

Đại đức Thích Giác Thọ, Trưởng phòng Hành chánh Học viện thông báo nội quy lớp học

Sau phần thông báo nội quy lớp học của Đại đức Thích Giác Thọ, Trưởng phòng Hành chánh Học viện, các học viên đã có buổi học đầu tiên do tiến sĩ Nguyễn Tiên Yên, Giảng viên Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM đảm trách.

Một số hình ảnh ghi nhận:

Các học viên tham dự buổi học đầu tiên sau lễ khai giảng
Các học viên tham dự buổi học đầu tiên sau lễ khai giảng

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Quang cảnh phiên họp bất thường của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh GHPGVN ngày 4-4-2025 tại Văn phòng Đức Pháp chủ - Việt Nam Quốc Tự - Ảnh: Quảng Đạo/BGN

Toàn văn Nghị quyết của Hội đồng Chứng minh GHPGVN về việc cung thỉnh xá-lợi trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức

GNO - Sáng nay 4-4-2025, Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đã chủ trì phiên họp bất thường của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh nhằm xin ý kiến, thảo luận về việc cung thỉnh xá-lợi trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức trở về tôn trí vĩnh viễn tại Việt Nam Quốc Tự (TP.HCM). 

Thông tin hàng ngày