Hội thảo đạo đức Phật giáo tại Đại học Nam California

GN - Vào 3 ngày cuối tuần qua, tại Đại học Nam California (Hoa Kỳ), hội thảo về đạo đức Phật giáo được tổ chức bởi khoa Tôn giáo học thuộc đại học này. Có 34 học giả và nhà nghiên cứu đã tham dự hội thảo để cùng trao đổi về việc áp dụng các nguyên lý Phật giáo vào các vấn đề xã hội trọng yếu.

PGNN953.png

Quang cảnh phiên thảo luận tại Hội thảo về đạo đức Phật giáo

Hội thảo được sự bảo trợ bởi chùa Tong Fa và Tập đoàn Malton. Bên cạnh khoa Tôn giáo học thuộc Đại học Nam California, cùng đồng hành tổ chức hội thảo còn có Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo và Văn hóa Shinso Ito, Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Đông Á và Trung tâm Học thuật quốc tế.

“Để lên ý tưởng tổ chức hội thảo này, chúng tôi nghĩ ngay đến việc cần thiết phải mời những học giả làm việc trong các lĩnh vực khác nhau, đến từ nhiều vùng miền địa lý khác nhau và trải nghiệm xã hội ở các giai đoạn hoàn toàn khác”, Giáo sư khoa Tôn giáo học Rongdao Lai chia sẻ.

“Và kết quả là chúng tôi chào đón nhiều vị học giả đến từ những nơi xa xôi như Nhật Bản, Anh; chỉ số ít học giả đến từ Canada. Thật sự cả tôi và Ban Tổ chức hết sức hoan hỷ khi được tiếp xúc với những người bạn có cùng sự quan tâm trong lĩnh vực nghiên cứu khi họ đến với Đại học Nam California”.

Hội thảo này là sự tiếp nối của Hội thảo về đạo đức Phật giáo lần đầu tiên tổ chức tại Trường Dickinson vào năm 2016. Hội thảo đã dành phần lớn thời gian cho các thảo luận về sắc tộc, tầng lớp trong xã hội và những kháng cự, chống đối lẫn nhau từ góc nhìn Phật giáo, từ đó đưa ra các giải pháp để nuôi dưỡng một cộng đồng lành mạnh và cổ xúy cho đạo đức Phật giáo.

Trong ngày đầu tiên của hội thảo, có 2 diễn đàn song song được tiến hành nhằm thảo luận về Phật giáo và sắc tộc với sự điều phối của Giáo sư Ann Gleig từ Đại học Florida; Giáo sư Jessica Main từ Đại học British Columbia; Giáo sư Duncan Williams từ Đại học Nam California và Giáo sư Michael Jerryson của Đại học quốc gia Youngstown.

Ngày thứ 2 của hội thảo đề cập đến phương diện Chánh ngữ thuộc Bát chánh đạo và những thay đổi trong xã hội. Giáo sư Chris Queen từ Đại học Harvard và Giáo sư James Shields từ Đại học Bucknell điều phối chính nội dung này.

Ngày cuối của hội thảo đề xuất về việc liên kết và đưa ra những khuyến nghị liên quan đến phổ biến, áp dụng đạo đức Phật giáo vào thực tiễn đời sống.

Qua hội thảo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã tăng thêm hiểu biết về các phạm trù khác nhau của Phật giáo từ chia sẻ của đồng nghiệp. Từ đó cũng đưa đến nhận thức rằng giữa phương Tây và phương Đông có những cách thức khác để áp dụng giáo lý đạo Phật vào giải quyết các vấn đề xã hội.

“Đồng hành và thể hiện sự cam kết là một yếu tố quan trọng của hội thảo. Chính vì lẽ đó, hội thảo này thành công nhờ sự tham gia bằng tinh thần cầu thị của các đại biểu đến từ khắp nơi chứ không lệ thuộc vào những sáng kiến của một hoặc hai cá nhân riêng lẻ nào đó”, ông Lai cho hay.

Bảo Thiên (theo Daily Trojan)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1310 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Chân lý thứ ba rưỡi giữa khổ đau và hạnh phúc tối thượng

GNO - Hạnh phúc chân thật không nằm nơi những gì dễ đổi thay. Tỳ-kheo Thanissaro nhắc nhở chúng ta: nếu còn tìm hạnh phúc trong những điều gắn liền với khổ đau, thì thất vọng chỉ là chuyện sớm muộn. Chỉ khi quay về với nội tâm tĩnh lặng, ta mới chạm được vào an lạc bền vững.
Đoàn khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn

Thái Nguyên: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và lãnh đạo liên ngành khảo sát địa điểm đặt Văn phòng Phật giáo

GNO - Chiều 17-7, Thượng tọa Thích Nguyên Thành, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh; bà Đỗ Thị Minh Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh làm trưởng đoàn, đã khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn.

Thông tin hàng ngày