Hôm nay 21-5, bắt đầu Đại hội Phật giáo tỉnh Gia Lai

GNO - Hôm nay 21-5, tại TP.Pleiku, Phật giáo tỉnh Gia Lai bắt đầu tiến hành Đại hội lần thứ IV.

>>> Chung tay cho một giai đoạn chuyển mình

Đại hội diễn ra trong hai ngày 21, 22-5 tại chùa Bửu Nghiêm (TP.Pleiku) - nơi đặt văn phòng Ban Trị sự Tỉnh hội với sự tham dự của 500 đại biểu Tăng Ni, Phật tử đại diện cho hàng trăm ngàn tín đồ Phật giáo tỉnh Gia Lai.

wwwT91.JPG

Chùa Bửu Nghiêm (TP.Pleiku), nơi diễn ra Đại hội - Ảnh: Bảo Thiên

Đại hội được tổ chức nhằm tổng kết, đánh giá công tác Phật sự nhiệm kỳ III (2007-2012), đề ra phương hướng hoạt động nhiệm kỳ IV (2012-2017), đồng thời suy tôn Ban Chứng minh, suy cử Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2012-2017, cùng với Phật giáo cả nước tiến đến Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII tại thủ đô Hà Nội.

Trao đổi với Giác Ngộ Online vào tối  qua 20-5, HT.Thích Từ Hương, Ủy viên HĐTS, Trưởng ban Trị sự THPG Gia Lai cho biết, cả nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, phát triển và hội nhập toàn diện với xu thế toàn cầu hoá trên thế giới, Phật giáo Việt Nam đang đứng trước thời cơ vận hội mới. Đây chính là cơ hội cho Phật giáo Gia Lai, là nhiệm kỳ thể hiện niềm tin và hy vọng trong tinh thần hoà hợp, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện thành tựu các hoạt động Phật sự quan trọng trong thời gian tới.

Theo thông tin từ Ban Tổ chức Đại hội, mặc dù diễn ra tại Văn phòng Ban Trị sự nhưng các công tác trang trí, khánh tiết, chuẩn bị cho Đại hội cơ bản đã hoàn tất để Đại hội được diễn ra thành công. Chiều nay 21-5, trong phiên trù bị, toàn thể đại biểu sẽ rà soát lại công tác chuẩn bị lần cuối cho phiên chính thức; thông qua dự thảo báo cáo tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ III, phương hướng hoạt động Phật sự nhiệm kỳ IV, suy cử thành phân nhân sự Ban Trị sự nhiệm kỳ mới…

Giác Ngộ Online đang có mặt tại TP.Pleiku và sẽ liên tiếp cập nhật thông tin về Đại hội đến chư tôn đức Tăng Ni và bạn đọc.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày