Hơn 20 năm cầu nguyện, để lại dấu chân trên sàn gỗ

GNO - Hua Chi, một nhà sư 70 tuổi đã cầu nguyện ở một vị trí chính xác trong hơn 20 năm tạo ra một dấu ấn chính xác vào mảnh gỗ cổ hàng thế kỷ của một tu viện.

Nhà sư Trung Quốc này đến trước bệ thờ nhà chùa và lạy hàng ngàn lần mỗi ngày và làm như vậy trong 2 thập kỷ qua.

vch 3.jpg
Mỗi ngày nhà sư Hua Chi lạy hàng ngàn lạy, trong suốt 20 năm qua và dấu chân đã in trên sàn gỗ

Mỗi ngày trước khi mặt trời mọc, thầy đến trước bệ thờ, đặt bàn chân của mình vào đúng vị trí như đã đặt hàng ngày và cúi xuống cầu nguyện một vài nghìn lần trước khi đi kinh hành xung quanh ngôi chùa.

Những dấu ấn của đầu ngón chân và gót chân đã in sâu hơn 3cm vào trong lòng gỗ.

"Trong những năm đầu tiên tôi đã cầu nguyện từ 2.000 đến 3.000 lần mỗi ngày.

"Nhưng tôi đã già thêm rồi, vì vậy trong những năm gần đây tôi chỉ thực hiện được khoảng 1.000 lần mỗi ngày", thầy ngượng ngùng nói thêm rằng đôi khi thầy chỉ có thể cố gắng khoảng 500 lần trong cái lạnh của mùa đông.

Thầy Hua, cũng là một bác sĩ y học cổ truyền, hy vọng sự thành tâm sẽ đưa thầy đến gần mục tiêu của mình - một sự tiến triển về tâm linh trong đời sống sau này.

"Tôi xây dựng lại ngôi chùa này và cầu nguyện cũng như đi kinh hành xung quanh ngôi chùa kể từ đó với đại nguyện: sau khi chết thần thức của tôi sẽ không bị đọa lạc", thầy nói.

Sự tận tâm của Hua đã gây được chú ý của các nhà sư trẻ tại ngôi chùa, nằm trong Rongwo Gonchen Gompa, tu viện Tây Tạng chính của Tongren.

vch 2.jpg
vch 1.jpg


Dấu chân cầu nguyện - minh chứng cho sự tinh tấn của một nhà sư,
hình ảnh gây xúc động đối với những ai thực tập theo lời Phật dạy

Tu viện, xây dựng từ năm 1301, là "nhà" của hàng trăm Tăng sinh trẻ nghiên cứu kinh điển Phật giáo.

Lạt-ma Genden Darji, 29 tuổi, cho biết đã trải qua nhiều ngày ngưỡng mộ nỗ lực của thầy Hua trước khi tìm thấy sự can đảm để bước vào dấu chân của thầy.

Trong khi cẩn thận lặp đi lặp lại động tác thầy Hua, vị tu sĩ trẻ nói rằng thầy có kế hoạch thực hiện nghi thức trên khi nhà sư lớn tuổi này viên tịch.

"Mỗi ngày tôi đến đây và mỗi ngày tôi nhìn vào mảnh gỗ - hình ảnh đó đã truyền cảm hứng cho tôi để tiếp tục thực hiện những dấu chân của riêng mình", thầy Genden Darji nói.

Văn Công Hưng (Theo Metro)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.

Thông tin hàng ngày