Hơn 20 năm phục dựng ngôi chùa đá cổ nhất Hàn Quốc

GNO - Các tổ chức bảo tồn di sản văn hóa quốc gia Hàn Quốc đã chính thức công bố hoàn tất việc phục chế chùa Iksan Mireuksaji - ngôi chùa đá Phật giáo cổ xưa nhất của đất nước này cuối tháng 4 qua, theo Yonhap News. Mất hơn hai thập niên để phục dựng ngôi chùa cổ này.

Đây cũng là công trình đạt kỷ lục thời gian phục dựng, bảo tồn dài nhất trong lịch sử bảo tồn và phục dựng di tích của Hàn Quốc.

chua da han quoc 1.jpg


Chùa đá Iksan Mireuksaji

Chùa đá Iksan Mireuksaji nằm trong khu phức hợp chùa cổ Mireuksa, phía bắc tỉnh Jeolla - là công trình bằng đá cổ xưa nhất ở Hàn Quốc, được xây dựng dưới thời trị vì Baekje (18 TCN - 660 CN).

Ngôi chùa đá này cao 14,5 m, rộng 12,5 m và nặng đến 1.830 tấn, là di sản thứ 11 của quốc gia được phục hồi. Công trình phục hồi nằm ở phía tây khu phức hợp chùa Mireuksa, gồm 6 tầng. Tuy nhiên, các nhà sử học tin rằng chùa đá nguyên thủy gồm đến 9 tầng hài hòa với một ngôi chùa khác nằm phía đông cao 27,26 m - đã được phục dựng hoàn tất vào năm 1993. Ngôi chùa đã mất đi các tầng phía trên trong khoảng thời gian thuộc thế kỷ 16, thời trị vì của Joseon (1392 - 1897), thời điểm Đạo giáo được xem trọng hơn Phật giáo.

Viện Nghiên cứu Quốc gia Hàn Quốc về Di sản chịu trách nhiệm phục dựng công trình, cho biết sẽ công bố báo cáo chi tiết về tiến trình phục dựng cuối năm nay. Cũng theo thông tin từ tổ chức này, tổng chi phí cho công trình là 20,3 triệu đô-la Mỹ.

Khu phức hợp chùa Mireuksa được xây dựng vào triều đại vua Mu (600 - 641) và ngôi chùa vừa được bảo tồn chỉ là một trong hai ngôi chùa thời Baekje còn tồn tại đến ngày hôm nay. Quần thể này trở thành di sản quốc gia vào năm 1962 và được đưa vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO vào tháng 7-2015 như một phần của Di tích lịch sử thời Baekje nằm trong di sản UNESCO này.

Mireuksa là ngôi chùa lớn nhất vào thời Vương quốc Baekje, là công cụ để giới thiệu và truyền bá Phật giáo trên bán đảo Hàn Quốc và được xem là ví dụ điển hình của kỹ thuật kiến trúc tiên tiến thời trị vì Baekje, Goguryeo và Silla.

Nỗ lực đầu tiên phục hồi ngôi chùa đá này được thực hiện vào 1915, có sử dụng bê tông, trong suốt thời kỳ chiếm đóng của Nhật Bản. Sau đó, di tích này do Viện Nghiên cứu Quốc gia Hàn quốc về Di sản Văn hóa tiếp quản và tiếp tục phục hồi.

Năm 1999, viện này kết luận rằng ngôi chùa đang cần sửa chữa khẩn cấp và dự án bắt đầu năm 2001 - trở thành công trình được ưu tiên phục hồi với thời gian tháo dỡ hoàn toàn mất đến 10 năm. Theo báo cáo, 185 tấn bê tông được dỡ ra và thay thế bằng nguồn đá granite địa phương, chiếm 35% cấu trúc phục hồi.

Trần Trọng Hiếu
(theo Buddhist Door)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trang nghiêm cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh an trí tại giới trường chùa Tỉnh Hội (Đồng Nai)

Đại Giới đàn Đạt Thanh: Cung thỉnh di ảnh Tổ sư về giới trường, giáo giới hành nghi các giới tử

GNO - Chiều 25-4, Ban Kiến đàn Đại giới đàn Đạt Thanh đã đến tổ đình Long Thiền cử hành lễ cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Đạt Thanh và giới bổn về chùa Tỉnh Hội - giới trường Tăng, đồng thời chư Ni trong Ban Kiến đàn cũng đã cung thỉnh di ảnh từ chùa Bửu Phong về chùa Phước Hội - giới trường Ni.
Sà lan chở nước ngọt từ Đồng Tháp về xã đảo Hưng Phong, H.Giồng Trôm, Bến Tre để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn

Vận chuyển nước ngọt bằng sà lan để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn H.Giồng Trôm, Bến Tre

GNO - Được sự tài trợ của đoàn thiện nguyện tại TP.HCM do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn, Đại đức Thích Vạn Bình, trụ trì Phước Long cổ tự (H.Giồng Trôm, Bến Tre) đã phối hợp với UBND xã đảo Hưng Phong tổ chức trao nước ngọt và thùng nhựa cho bà con tại địa phương vào ngày 23-4 vừa qua.
Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.

Thông tin hàng ngày