Họp mặt kỷ niệm 49 năm ngày ra số đầu tiên - hướng đến 50 năm thành lập Báo Giác Ngộ

Họp mặt kỷ niệm 49 năm ngày Báo Giác Ngộ ra số đầu tiên, hướng đến 50 năm thành lập - Ảnh: Quảng Đạo/Báo Giác Ngộ
Họp mặt kỷ niệm 49 năm ngày Báo Giác Ngộ ra số đầu tiên, hướng đến 50 năm thành lập - Ảnh: Quảng Đạo/Báo Giác Ngộ
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chiều nay, 31-12-2024, tại tòa soạn Báo Giác Ngộ đã diễn ra buổi gặp mặt thân mật các thế hệ lãnh đạo, phóng viên, nhân viên các thời kỳ, các ân nhân, thân hữu, đối tác nhân Kỷ niệm 49 năm ngày báo ra số đầu tiên (1-1-1976 - 1-1-2025), hướng đến 50 năm thành lập báo (1975-2025).

Hiện diện tham dự có Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, cố vấn Ban Biên tập Báo Giác Ngộ; cùng nhiều vị khách quý, trí thức, nhà nghiên cứu, nhà báo, phóng viên, cộng tác viên của báo từ nhiều tỉnh, thành phố cùng tham dự.

Thượng tọa Thích Chúc Phú phát biểu khai mạc

Thượng tọa Thích Chúc Phú phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, Thượng tọa Thích Chúc Phú, Phó Thư ký tòa soạn nhấn mạnh: “Báo Giác Ngộ trong suốt hành trình của mình không chỉ là cầu nối giữa Phật giáo và xã hội mà còn là sản phẩm tinh thần quan trọng”.

Thượng tọa Thích Tâm Hải nhận Bằng tuyên dương công đức của GHPGVN TPHCM

Thượng tọa Thích Tâm Hải nhận Bằng tuyên dương công đức của GHPGVN TPHCM

Trong dịp kỷ niệm quan trọng này, Ban Biên tập Báo Giác Ngộ đã nhận Bằng tuyên dương công đức, cùng 6 tập thể là các phòng, ban trực thuộc Báo Giác Ngộ cũng nhận được Bằng công đức của Ban Trị sự GHPGVN TPHCM.

Các phòng, ban nhận bằng công đức của GHPGVN TP.HCM

Các phòng, ban nhận bằng công đức của GHPGVN TP.HCM

Trong không khí ấm áp, thân tình, Hòa thượng Thích Giác Toàn đã ôn lại những kỷ niệm: “Trong dịp Báo Giác Ngộ ra số đầu tiên tròn 49 năm và bước vào năm hoạt động thứ 50. Chúng ta cần biết, trong giai đoạn đầu, Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Nguyệt chủ nhiệm và được tiếp nối bởi Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Hào đã xây dựng những cơ sở đầu tiên cho báo. Các vị cư sĩ Võ Đình Cường làm Tổng Biên tập đầu tiên, cùng sự cộng tác của cư sĩ Tống Hồ Cầm và đạo hữu Nguyễn Văn Hàm. Ba vị cư sĩ trí thức Phật giáo gắn bó lâu dài với báo đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Báo Giác Ngộ. Đến cuối năm 1989 đầu năm 1990, Thành hội Phật giáo TP.HCM đã cử Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, lúc bấy giờ đang giữ vai trò Phó ban Trị sự Thành hội về làm Tổng Biên tập và tôi được cử làm Thư ký tòa soạn”.

Hòa thượng Thích Giác Toàn chia sẻ Báo Giác Ngộ như một ngôi chùa trong nền báo chí Cách mạng Việt Nam

Hòa thượng Thích Giác Toàn chia sẻ Báo Giác Ngộ như một ngôi chùa trong nền báo chí Cách mạng Việt Nam

Hòa thượng cũng chia sẻ: “Đến nay, báo bước sang 49 năm ngày ra số đầu tiên và bước vào năm hoạt động thứ 50, được gặp lại quý vị phóng viên, nhân viên, cộng tác viên các thế hệ đã công tác tại Báo Giác Ngộ, chúng tôi nhận thấy nhiều vị đã già, tóc đã bạc. Thời gian trôi qua nhưng khi nghe tên Giác Ngộ chúng ta đã thấy được nội hàm Phật tính được biểu hiện từ chính tên báo. Giác Ngộ là phương tiện chuyển tải Phật pháp cho xã hội một cách hữu hiệu. Nghĩ đến báo là lại trào dâng niềm quý kính dành cho tất cả các thế hệ đóng góp và phát triển Giác Ngộ”.

“Báo Giác Ngộ đã chuyển tải tin tức Phật giáo, chuyển tải tinh thần kinh, luật, hành trạng chư Tổ. Vì tính chất đó, tờ báo như một ngôi chùa trong làng báo để viết lên những ý tưởng hiền, đẹp để thấy trọn vẹn hình ảnh Phật giáo trong thời gian sau khi thống nhất đất nước”, Hòa thượng chia sẻ thêm.

Giáo sư Huỳnh Như Phương chia sẻ Báo Giác Ngộ mang chức năng quảng bá lời hiền, khi mình viết báo sẽ học được lời hiền đó

Giáo sư Huỳnh Như Phương chia sẻ Báo Giác Ngộ mang chức năng quảng bá lời hiền, khi mình viết báo sẽ học được lời hiền đó

Tại buổi gặp mặt, Giáo sư Huỳnh Như Phương đã chia sẻ: “Mặc dù được đọc Báo Giác Ngộ từ những số đầu tiên khi còn là sinh viên nhưng đến đầu những năm 1990, khi bắt đầu viết bài cộng tác, trước tiên là trong loạt bài chung với anh Võ Văn Tường, tôi đã được học hỏi nhiều điều, nhất là những kiến thức Phật pháp. Thực sự, như nhận định của Hòa thượng Thích Giác Toàn, báo chúng ta là ngôi chùa trong làng báo, để quảng bá lời hiền, khi mình viết báo sẽ học được lời hiền đó”.

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng cho biết trong thời điểm tài liệu, sách vở còn hiếm, cộng tác với Giác Ngộ là điều kiện để nâng cao nhận thức và trưởng thành hơn trong chuyên môn

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng cho biết trong thời điểm tài liệu, sách vở còn hiếm, cộng tác với Giác Ngộ là điều kiện để nâng cao nhận thức và trưởng thành hơn trong chuyên môn

Nhà nghiên cứu văn hóa Nam bộ Huỳnh Ngọc Trảng cũng cho biết: “Từ các bác Võ Đình Cường, Nguyễn Văn Hàm, Tống Hồ Cầm, tôi đều từng được cộng tác, đặc biệt khi viết về mảng văn hóa. Vừa viết bài, tôi vừa được học tập để nâng cao hiểu biết, nhất là được học Phật sâu sắc hơn. Khi Thành hội Phật giáo TP.HCM chủ trương viết Lịch sử Phật giáo Sài Gòn - Gia Định thì có những khó khăn, đến cuối cùng đi đến quyết định thực hiện theo dạng thức biên niên sử, nhân sự thực hiện đề án đó, phần lớn là từ Báo Giác Ngộ. Trong thời điểm đó, tài liệu, sách vở còn hiếm, cộng tác với Giác Ngộ là điều kiện để nâng cao nhận thức và trưởng thành hơn trong chuyên môn”.

Tiến sĩ Nguyên Cẩn chia sẻ khi chánh pháp được lan tỏa, những ngộ nhận về Phật giáo sẽ bị đánh tan

Tiến sĩ Nguyên Cẩn chia sẻ khi chánh pháp được lan tỏa, những ngộ nhận về Phật giáo sẽ bị đánh tan

Tiến sĩ Nguyên Cẩn - Phạm Văn Nga chia sẻ: “Tôi cộng tác với Báo Giác Ngộ từ bài thơ được bác Tống Hồ Cầm chọn để đăng. Sau này, được Thượng tọa Thích Tâm Hải ngỏ lời viết xã luận, chúng tôi càng làm việc sâu sắc hơn với Giác Ngộ. Và trong 49 năm qua, Giác Ngộ vẫn kiên định với con đường lập ngôn của mình. Trong hoàn cảnh hiện tại, Giác Ngộ vẫn luôn tiên phong trong việc xây dựng con người và Đạo pháp. Khi chánh pháp được lan tỏa, những ngộ nhận về Phật giáo sẽ bị đánh tan”.

Nhà báo Lưu Đình Long, phát biểu dù không còn công tác tại báo, con vẫn thấy Giác Ngộ còn đầy ắp những chất liệu của vốn có

Nhà báo Lưu Đình Long, phát biểu dù không còn công tác tại báo, con vẫn thấy Giác Ngộ còn đầy ắp những chất liệu của vốn có

Cùng với các vị nhân sĩ trí thức có thời gian cộng tác lâu dài với Giác Ngộ, những nhân viên, cộng tác viên từng làm việc tại báo cũng có những tâm tình. Nhà báo Lưu Đình Long, phát biểu: “Là một Phật tử yêu mến Báo Giác Ngộ trước khi đầy đủ nhân duyên được về công tác tại đây. Cho đến hiện tại, khi không còn công tác tại báo, con vẫn thấy Giác Ngộ còn đầy ắp những chất liệu vốn có mà nhiều thế hệ của báo đã góp phần dựng xây nên.

Anh Lê Việt Nhân, cựu phóng viên đã gửi lời cảm ơn sâu sắc khi trưởng thành hơn trong thời gian được làm việc tại báo

Anh Lê Việt Nhân, cựu phóng viên đã gửi lời cảm ơn sâu sắc khi trưởng thành hơn trong thời gian được làm việc tại báo

Anh Lê Việt Nhân, cựu phóng viên đã gửi lời cảm ơn sâu sắc khi trưởng thành hơn trong thời gian được làm việc tại báo và mong ước báo sẽ ngày càng phát triển hơn nữa trong tương lai.

Thượng tọa Thích Tâm Hải đúc kết, để cho Giác Ngộ vững bước đến ngày hôm nay là nhờ sự đóng góp nhiều thế hệ

Thượng tọa Thích Tâm Hải đúc kết, để cho Giác Ngộ vững bước đến ngày hôm nay là nhờ sự đóng góp nhiều thế hệ

Như một lời tri ân trong dịp quan trọng của báo, Thượng tọa Thích Tâm Hải, Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ đúc kết, để cho Giác Ngộ vững bước đến ngày hôm nay là nhờ sự đóng góp nhiều thế hệ. Thượng tọa nhắc lại lời tâm tình của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ GHPGVN: “Dù tôi hiện diện hay không hiện diện tại đây, Báo Giác Ngộ vẫn luôn hiện diện trong lòng của tôi”.

Thượng tọa chia sẻ thêm: “Chúng tôi ý thức rất rõ việc phải kế thừa, có trách nhiệm phát triển báo trong thời đại hiện nay. Trong bối cảnh thông tin đa chiều đem lại cơ hội cũng như sinh ra những thách thức. Hơn bảy thế kỷ trước, Trần Thái Tông đã nói ‘mỗi lần chạm vào mỗi lần mới’. Vì vậy, Báo Giác Ngộ mong được lắng nghe nhiều hơn trong ngày quan trọng này. Và xin đem năng lượng này để tiếp tục làm việc trong nửa thế kỷ nữa. Cuối cùng, Báo Giác Ngộ xin tri ân tất cả nhân duyên để làm nên diện mạo của báo hôm nay”.

Thượng toạ Thích Tâm Hải cũng bày tỏ chí nguyện của thế hệ trẻ kế thừa sẽ phát huy sức trẻ, đồng nghĩa với tinh thần sáng tạo, sự dấn thân không ngại khó khăn với mong ước đất nước phát triển, đạo pháp trường tồn.

Một số hình ảnh tại buổi gặp mặt thân mật nhân Kỷ niệm 49 năm ngày Báo Giác Ngộ ra số đầu tiên:

Hình ảnh tại hội trường tòa soạn Báo Giác Ngộ
Hình ảnh tại hội trường tòa soạn Báo Giác Ngộ

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày