Hợp tác xã Hữu Hòa - Mái ấm của những người khuyết tật

Giác Ngộ - Sau 8 năm hoạt động, tháng 7-2010, Cơ sở đan len Trúc Quỳnh - Đà Lạt chính thức chuyển đổi mô hình sản xuất theo hình thức Hợp tác xã (HTX). Với kinh nghiệm đã tích lũy trong một thời gian dài gia công hàng dệt len xuất khẩu, HTX tiểu thủ công nghiệp Hữu Hòa đã nhanh chóng tiếp cận thị trường nội địa với sự giúp đỡ của nhiều Phật tử.

Tính đến thời điểm này, HTX tiểu thủ công nghiệp Hữu Hòa đang cưu mang giải quyết việc làm cho khoảng 20 lao động là phụ nữ khuyết tật. Đến với HTX, các chị em khuyết tật được dạy nghề miễn phí với sự giúp đỡ nhiệt tình của đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm.

Phương pháp tự đào tạo bằng cách lớp thợ đi trước truyền đạt kỹ năng cho lớp thợ đi sau cũng được HTX áp dụng thành công. Nguồn thu nhập ổn định đã giúp nhiều phụ nữ trong đó có những chị em khuyết tật an tâm gắn bó với một ngành nghề vốn bấy lâu được xem là nghề truyến thống của phụ nữ Đà Lạt.

wwwTham (2).JPG

Xã viên HTX Hữu Hòa trong giờ lao động

wwwTham (4).JPG

Ngoài mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, ổn định đời sống xã viên, định hướng hoạt động của HTX tiểu thủ công nghiệp Hữu Hòa còn nhấn mạnh đến việc xây dựng thành công một môi trường hòa nhập thân thiện dành cho người khuyết tật. Ý tưởng ấy bắt nguồn từ chính hoàn cảnh khuyết tật của chủ nhiệm HTX, một người phụ nữ biết vượt lên sự mặc cảm của bản thân “tàn mà không phế”.

Sau một cơn bạo bệnh, chị Vũ Thị Kim Hòa đã không thể đi lại như những người bình thường. Sau nhiều năm tháng vật vã, không đầu hàng số phận, chị đã đứng dậy trên đôi chân không lành lặn tạo dựng sự nghiệp và xây dựng mái nhà dành riêng cho những người khuyết tật cùng cảnh ngộ…

Tiếp tục chuyến công tác từ thiện của mình nhân dịp về thăm quê hương, Sư cô Thích nữ Phổ Đạt - chùa Liên Hoa, Mỹ quốc đã đến thăm hợp tác xã của những người khuyết tật Hữu Hòa. Trong căn phòng chật chội khoảng 20m2, trời nắng nóng nực, mưa đến ẩm thấp, đã xuống cấp trầm trọng mà hàng chục con người khuyết tật phải chen chúc, nhường nhịn nhau; kẻ móc len, người kéo máy miệt mài, cố gắng bằng sức lao động còn lại của mình để tự làm ra sản phẩm mưu cầu sự sống.

Phóng viên Thanh Tâm - Đài Phát thành Truyền hình Lâm Đồng cho biết: “Thương lắm hai mươi người mà chỉ có ba cái máy đan len đã cũ (thiếu khoảng 7 máy) cho nên chị em phải nhường nhịn nhau. Hể người này kéo máy thì người khác mày mò móc bằng tay, hợp tác xã còn khó khăn nên đành chịu cho dù mỗi máy chỉ có 3.000.000 đồng”.  Hiểu rõ hoàn cảnh, sư cô Phổ Đạt đã đại diện cho Ban Từ thiện mua tặng 3 máy đan len trị giá 10 triệu đồng. Nhận quà tặng, chị Vũ Kim Hòa xúc động: “Thật sự nhìn các em phải nhường nhịn nhau để ngồi vào máy đan làm chúng tôi cũng lo nghĩ nhiều nhưng hoàn cảnh của HTX còn nghèo nên không mua nổi. Bây giờ niềm mơ ước đã thành sự thật”.

wwwTham (3).JPG

Đoàn tự thiện Phật giáo đến thăm và tặng quà

wwwTham (1).JPG

Trong dự tính Sư cô Phổ Đạt sẽ mua tặng cho HTX khuyết tật 7 máy đan len nhưng do trước đó sư cô  đã giúp cho em Diễm Hương - xã viên Hợp tác xã bị điếc căm một chiếc máy trợ thính trị giá 20 triệu đồng và giúp cho em Hoàng Ngọc Mão là con em bệnh nhân ở Viện phong Qui Hòa – TP. Qui Nhơn một máy vi tính sách tay trị giá 10 triệu đồng. Ngoài ra, sư cô còn giúp toàn bộ chi phí cho ca phẩu thuật nội soi bệnh nhân nghèo Nguyễn Quang, bị bệnh u sơ tiền liệt tuyến 7 năm không có tiền điều trị và ca phẩu thuật tim cho bé Kiều Trâm, 5 tuổi bị thông liên thất hở động mạch chủ chi phí 70 triệu đồng nên kinh phí đã cạn kiệt. Mong rằng sẽ có thêm các nhà hảo tâm giúp đỡ HTX Hữu Hòa có điều kiện sửa chửa phòng làm việc (nơi sản xuất bị hư dột) và mua thêm 4 máy đan len giúp chị em khuyết tật nơi đây vượt khó vươn lên ổn định cuộc sống hòa nhập cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày