Hưng Yên: Chùa nhỏ thành điểm tựa thiện lành chốn thôn quê

Tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm được đặt gần sát đường dân sinh, gần gũi với dân làng
Tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm được đặt gần sát đường dân sinh, gần gũi với dân làng
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Hơn mười năm qua, chùa Phổ Quang đã trở thành nơi nương tựa tâm linh, giao lưu tình làng nghĩa xóm của người dân địa phương, tạo nên nhiều sự đổi thay ở Liên Nghĩa, Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Trước năm 2008, vào những dịp lễ, Tết hay ngày rằm, mùng một, người dân làng Ấp Bá Khê muốn đi lễ Phật, cầu an phải đi xa sang chùa của xã bên cạnh, nên thấy không thuận lợi cho những người cao tuổi sức yếu cũng như việc gắn kết tình nghĩa xóm làng.

Chùa Phổ Quang được xây dựng trên diện tích đất của đình và đền, của làng Ấp Bá Khê, tạo thành quần thể tâm linh ý nghĩa

Chùa Phổ Quang được xây dựng trên diện tích đất của đình và đền, của làng Ấp Bá Khê, tạo thành quần thể tâm linh ý nghĩa

Sau những năm tháng đợi mong của người dân địa phương, vào năm 2008, nhân duyên hội tụ đủ nên chùa Phổ Quang đã được khởi công xây dựng trên diện tích đất của đình và đền, tạo thành quần thể tâm linh ý nghĩa. Với một bộ tượng Phật được Sư cô Thích Đàm Thành trao tặng cùng số tiền 10 triệu đồng, những người cao tuổi tâm huyết trong làng đã vận động người dân, các con em trong làng, xã đang sinh sống, làm ăn ở nơi xa phát tâm cúng dường xây dựng chùa.

Năm 2010, chùa Phổ Quang chính thức được khánh thành trong niềm hoan hỷ khôn xiết của dân làng, và do người dân cắt cử nhau trông nom hương khói. Dù không gian nhỏ, nhưng bên trong chùa gồm đầy đủ hệ thống tượng và các ban cơ bản cần có của một ngôi chùa như: Ban thờ Tam bảo, ban thờ Đức Ông, Đức Thánh Hiền và Bồ-tát Địa Tạng, cùng một tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm cao hơn 2 mét tôn trí ở khuôn viên bên ngoài, sát đường đi của người dân.

Ban thờ Tam Bảo chùa Phổ Quang

Ban thờ Tam Bảo chùa Phổ Quang

Phật tử Nguyễn Thị Nụ (75 tuổi) đã có 23 năm gắn bó, chăm nom ngôi chùa Phổ Quang cho biết: “Từ khi xây dựng được ngôi chùa này thì đời sống nhân dân yên ổn, không còn ốm đau hay những chuyện đánh cãi chửi nhau như ngày xưa nữa. Mà chuyện làm ăn của bà con cũng thuận lợi hơn, nhân dân vô cùng phấn khởi”.

Không chỉ là điểm hẹn sinh hoạt tâm linh cho những người cao tuổi trong làng, chùa Phổ Quang còn là điểm đến tỏ lòng thành kính hướng Phật của nhiều người trẻ, và là nơi ươm mầm tâm linh cho các thế hệ măng non, khơi gợi những suy nghĩ, ước mơ ấm áp, thiện lành.

Rồng đá mộc mạc trước cửa chùa

Rồng đá mộc mạc trước cửa chùa

Với nhiều người dân thôn Ấp Bá Khê, những khi cần tĩnh lặng để tìm ra những lối đi, cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách thông suốt nhất, chùa Phổ Quang là một lựa chọn để ghé qua.

Nơi đây dường như không có khoảng cách giữa cõi Phật với đời sống hiện tại. Ngôi chùa là nơi người dân tìm đến với sự đồng điệu, chân tình. Không chỉ cảm giác bình an, thân thiện mà còn ở đó họ hiểu và cảm nhận rõ sự đúng sai, tốt xấu; Biết được điều gì là nên và điều gì là không để tránh bỏ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày