Kêu gọi chính phủ trả lại tác phẩm điêu khắc Phật giáo

GNO - Các đại diện của dự án Tự hào Ấn Độ (IPP), một cơ quan trên toàn quốc nhằm thu hồi báu vật bị mất của Ấn Độ, đã kêu gọi một tác phẩm điêu khắc Phật giáo 1.800 năm tuổi được đưa trở về Amaravati, thủ phủ bang Andhra Pradesh.

Amaravati.jpg

Bức tượng 1.800 năm tuổi miêu tả cuộc đời của Đức Phật

Bức tượng miêu tả cuộc đời Đức Phật đã bị đánh cắp từ Amaravati và sau đó được bán cho Phòng trưng bày Quốc gia Úc vào năm 2005. Sau những nỗ lực trước đây của IPP, các phương tiện truyền thông, và chính phủ Úc và Ấn Độ, tác phẩm điêu khắc đã được chuyển cho bộ trưởng văn hoá Ấn Độ, Tiến sĩ Mahesh Sharma, vào tháng 9 năm 2016. Tuy nhiên, từ đó nó vẫn còn lưu giữ trong kho New Delhi.

IPP hiện đang kêu gọi các chính quyền bang Telangana và Andhra Pradesh (2 bang nói tiếng Telugu trước kia là Andhra Pradesh thống nhất), đưa tác phẩm trở về Amaravati, nơi từng có 1 trung tâm Phật giáo nổi tiếng vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên.

Nhà hoạt động di sản Anuradha Reddy đã gợi ý rằng bảo tàng Phật giáo ở Amaravati, nơi có một bộ sưu tập cổ vật và bản thảo phong phú, sẽ là nơi thích hợp để giữ bức tượng. IPP đã yêu cầu bức tượng được trả lại vào ngày Ugadi, lễ kỷ niệm năm mới của người Hindu ở Andhra Pradesh và Telangana.

"Bức tượng đã nằm trong một kho ở Delhi trong một năm rưỡi qua. Vấn đề chúng tôi đang cố gắng làm là buộc chính quyền Telangana và Andhra Pradesh đặt các hình tượng vào vị trí chính đáng của chúng", Anurag Saxena, sáng lập IPP, cho biết.

"Chúng ta nên làm điều này để chứng minh rằng chính quyền Andhra Pradesh có thể thành công đòi hỏi những gì thuộc về người Telugu. Bang Andhra Pradesh sẽ yêu cầu chính thức Bộ Văn hoá, chính phủ Ấn Độ và khôi phục lại hiện vật này trong một buổi lễ lớn trong thời gian diễn ra Ugadi", Saxena nói.

Các hiện vật khác cũng trải qua những số phận tương tự, chẳng hạn như một vật thể liên quan đến vua Nizam của Hyderabad, cũng đã được bán cho một bảo tàng Úc. Chính phủ vẫn chưa thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để mang về tác phẩm này. "Các chính phủ nước ngoài sẵn sàng trả lại những báu vật này nhưng chính phủ của chúng ta không gây đủ sức ép", Saxena nói.

Tiến sĩ C. S. Rangaranjan, trụ trì chùa Chilkur Balaji ở Telangana, lưu ý rằng 5 bức tượng đã bị đánh cắp khỏi chùa vào năm 2000. "Vì vậy, chúng ta biết sự khổ sở. Thần tượng và hiện vật là những thứ vô giá", ông giải thích.

Theo IPP, khoảng 70.000 hiện vật khảo cổ và di tích khảo cổ hiện đang nằm ngoài Ấn Độ. Các nỗ lực đã được thực hiện để mang chúng trở lại, nhưng theo IPP điều này là không đủ. Ví dụ, một hiệp định được ký kết với Hoa Kỳ vào năm 2016 phải bảo đảm sự trở lại của 200 tác phẩm điêu khắc đến Ấn Độ. "Tuy nhiên, chỉ có 11 tác phẩm đã trở lại Ấn Độ", Saxena nói.

Ananda Shankar Jayant, giám đốc Shankarananda Kalakshetra, một cơ quan hàng đầu về âm nhạc cổ điển và khiêu vũ ở Hyderabad, nói: "Những hiện vật này là di sản mà tổ tiên của chúng tôi dành cho chúng tôi và lịch sử cần quay trở về với địa lý".

Văn Công Hưng (theo Buddhistdoor Global)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày