Khai mạc Hội thảo "Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, lịch sử truyền thừa và những đóng góp"

Chư tôn đức, đại diện lãnh đạo Nhà nước, các học giả tham dự hội thảo tại pháp viện Minh Đăng Quang (TP.Thủ Đức, TP.HCM)
Chư tôn đức, đại diện lãnh đạo Nhà nước, các học giả tham dự hội thảo tại pháp viện Minh Đăng Quang (TP.Thủ Đức, TP.HCM)
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng nay, 5-11, Hội thảo "Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, lịch sử truyền thừa và những đóng góp" chính thức khai mạc tại pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, P.An Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM).
Chư tôn đức chứng minh
Chư tôn đức chứng minh

Hội thảo do Viện Nghiên cứu Phật học VN, Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM và Hệ phái Khất sĩ phối hợp tổ chức.

Tham dự hội thảo có Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Tường, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh; chư vị Thành viên Hội đồng Chứng minh; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Tăng sự T.Ư; các vị Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Hòa thượng Thích Giác Toàn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN, Trưởng ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ; Hòa thượng Thích Thiện Tâm; Hòa thượng Thích Gia Quang, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học VN tại Hà Nội; Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự; Hòa thượng Thích Huệ Thông; chư tôn đức các Ban, Viện, Văn phòng II T.Ư, Hệ phái Khất sĩ.

Hơn 2.000 đại biểu là Tăng Ni, các học giả, nhà nghiên cứu, Phật tử tham dự hội thảo
Hơn 2.000 đại biểu là Tăng Ni, các học giả, nhà nghiên cứu, Phật tử tham dự hội thảo

Đại diện chính quyền có ông Vũ Hoài Bắc, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; ông Bùi Hữu Dược, Nguyên Vụ trưởng vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia TP.HCM.

Đại diện 4 đơn vị tổ chức hội thảo gồm: Hòa thượng Thích Giác Pháp, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó ban Nghi lễ T.Ư, Phó ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ; Thượng tọa Thích Tâm Đức, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó Viện trưởng Thường trực Viện nghiên cứu Phật học VN; PGS.TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN; ông Lê Hoàng Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM; cùng với hơn 2.000 khách mời là Tăng Ni, học giả, Phật tử.

Hòa thượng Thích Giác Toàn phát biểu khai mạc
Hòa thượng Thích Giác Toàn phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, Hòa thượng Thích Giác Toàn cho biết đây là hội thảo lần thứ 2 do Hệ phái Khất sĩ đồng tổ chức với Viện Nghiên cứu Phật học VN và Viện Nghiên cứu Tôn giáo về Tổ sư Minh Đăng Quang - vị khai sáng Hệ phái Khất sĩ.

Hòa thượng cũng giới thiệu đôi nét về Hệ phái Khất sĩ (tiền thân là Giáo hội Tăng-già Khất sĩ VN), một trong 9 tổ chức hệ phái, sơn môn thành viên sáng lập GHPGVN (1981), trải qua 80 năm hình thành và phát triển. Một hệ phái mang yếu tố bản địa Việt Nam, đã đồng hành cùng với các tông phái Phật giáo Việt Nam trong mọi thời kỳ, góp phần cho sự hòa hợp, phát triển Giáo hội và thống nhất nước nhà.

"Chúng tôi tin chắc rằng, với những nghiên cứu, phân tích, đánh giá khách quan của chư tôn đức Tăng Ni, các nhà nghiên cứu, học giả, sẽ làm sáng tỏ cuộc đời, đạo nghiệp cùng những cống hiến to lớn của Tổ sư Minh Đăng Quang cho đạo pháp và nhân sinh", Hòa thượng Thích Giác Toàn nhấn mạnh.

TS.Lê Hoàng Dũng phát biểu chúc mừng
TS.Lê Hoàng Dũng phát biểu chúc mừng

Phát biểu chúc mừng, TS.Lê Hoàng Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng khẳng định thêm Hệ phái Khất sĩ do Tổ sư Minh Đăng Quang thành lập, với đường lối hành đạo bình dị, gần gũi với nét văn hóa, lối sống và sinh hoạt đạo Phật của người dân trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã dần lan tỏa tại vùng đất Nam Bộ. Mặc dù xuất hiện muộn nhưng đã không ngừng phát triển, đến nay đã trở thành một hệ phái có sức ảnh hưởng trong nước và nước ngoài.

Tại hội thảo, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn cho biết, dù thời gian xuất hiện ngắn ngủi, chỉ có 32 năm rồi vắng bóng (1954) nhưng Tổ sư Minh Đăng Quang đã thu nhận nhiều đệ tử, thành lập Tăng đoàn. Dấu chân của Tổ sư và Tăng đoàn lan tỏa từ Tây Nam Bộ lên đến Sài Gòn-Gia Định và Đông Nam Bộ, đã góp phần thúc đẩy phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam trong thập niên 50 của thế kỷ trước lên tầm cao mới.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn phát biểu
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn phát biểu

"Bên cạnh việc phân tích, luận giải trong hội thảo này về những vấn đề Phật học, phương thức tu tập, đặc trưng kiến trúc, bản sắc văn hóa - văn học, các giá trị nhân văn, tôi đề nghị Viện Nghiên cứu Phật học VN nên tiếp tục tổ chức nghiên cứu, thảo luận sâu hơn về nội dung của bộ Chơn lý, các phương diện thành công cũng như những khó khăn, hạn chế của Hệ phái Khất sĩ ở các địa phương, vùng miền, trong nước và nước ngoài, lấy đó làm bài học kinh nghiệm trong việc phát triển Phật giáo Việt Nam", Hòa thượng Thích Thiện Nhơn đề nghị.

Thượng tọa Thích Đức Thiện phát biểu đánh giá
Thượng tọa Thích Đức Thiện phát biểu đánh giá

Phát biểu đánh giá, Thượng tọa Thích Đức Thiện đề cao 5 nội dung tại hội thảo liên quan đến tầm nhìn, sự cải cách và nhập thế của Tổ sư Minh Đăng Quang; việc tiếp nhận và vận dụng tinh hoa các trường phái Phật giáo của Hệ phái Khất sĩ; nghi thức tụng niệm thuần Việt; sự gắn bó, đồng hành của hệ phái đối với GHPGVN và tinh thần nhập thế của hệ phái.

Thượng tọa Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự tin tưởng rằng: "Hội thảo này mở ra những hướng nghiên cứu mới, thúc đẩy các nghiên cứu tương tự về giá trị di sản và sự đóng góp của các tông phái, hệ phái thành viên của GHPGVN".

Ông Vũ Hoài Bắc phát biểu
Ông Vũ Hoài Bắc phát biểu

Tại hội thảo, ông Vũ Hoài Bắc cũng đánh giá cao những đóng góp của Hệ phái Khất sĩ - hệ phái Phật giáo đặc trưng của Phật giáo Việt Nam trong ngôi nhà chung của GHPGVN cũng như trong quá trình tham gia xây dựng và phát triển đất nước. Ông cũng hy vọng hội thảo lần này sẽ đánh giá chặng đường 80 năm phát triển và cung cấp thêm những thông tin có giá trị tốt đẹp, bổ ích của hệ phái.

PGS.TS Chu Văn Tuấn phát biểu đề dẫn hội thảo. Theo đó, Ban Tổ chức hội thảo đã nhận được 170 bài viết từ Tăng Ni, các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà nghiên cứu. Các bài viết tập trung làm sáng tỏ về cuộc đời, đạo nghiệp, tư tưởng của Tổ sư Minh Đăng Quang; quá trình hình thành và phát triển của Hệ phái Khất sĩ; Hệ phái Khất sĩ ở các tỉnh thành; kiến trúc cơ sở thờ tự của hệ phái; Ni giới Phật giáo Khất sĩ.

PGS.TS Chu Văn Tuấn phát biểu đề dẫn
PGS.TS Chu Văn Tuấn phát biểu đề dẫn

Sau phiên khai mạc toàn thể, hội thảo chia thành 5 diễn đàn, các diễn giả sẽ trình bày theo các chủ đề: Tổ sư Minh Đăng Quang: Hành trạng và tôn chỉ; Tổ sư Minh Đăng Quang: Tư tưởng Phật học; Phật giáo Khất sĩ: Hình thành và phát triển; Phật giáo Khất sĩ: Văn hóa, văn học và kiến trúc; Phật giáo Khất sĩ và những đóng góp.

Phiên bế mạc hội thảo sẽ diễn ra vào lúc 16 giờ chiều cùng ngày tại hội trường chính pháp viện Minh Đăng Quang, số 505 xa lộ Hà Nội, P.An Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM.

Một số hình ảnh lễ khai mạc hội thảo sáng nay tại pháp viện Minh Đăng Quang:

Toàn cảnh hội thảo “Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, lịch sử truyền thừa và những đóng góp” sáng 5-11
Toàn cảnh hội thảo “Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, lịch sử truyền thừa và những đóng góp” sáng 5-11

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày