Khai quật di tích Phật giáo ở Đông Godavari

GNO - Nhà chức trách bộ phận khảo cổ đã tìm thấy một tầng hầm rất lớn của một đại tháp Phật giáo (ảnh), thuộc thời kỳ Satavahana trong cuộc khai quật được thực hiện tại làng A. Kothapalli thuộc Thondangi tại huyện Đông Godavari, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ.

avch 11.jpeg

Giám đốc khảo cổ học của bang G.V. Ramakrishna Rao đã đến địa điểm trên vào ngày 21-4. Trợ lý giám đốc Khảo cổ học D. Pattabhi Reddy cho biết: "Chúng tôi đã tiến hành khai quật tại địa điểm Phật giáo này trong khoảng 45 ngày và tìm thấy một số di tích quan trọng".

Tầng hầm được tìm thấy trên một đỉnh đồi có tên gọi là Pedametta, xây dựng bằng sa thạch và gạch, có cấu trúc hình tròn và có kích thước đường kính 12 m. Các nhà chức trách nói rằng tầng hầm được xây dựng để hỗ trợ một bảo tháp có niên đại giữa thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên và thế kỷ thứ 4.

Các nhà chức trách cũng đã tìm thấy một tu viện, được gọi là Apsidal Chaitya Griha, nằm về phía đông nam của tháp. Tu viện có chiều dài 17 m và có sàn vôi.

Bảo tháp Phật giáo truyền thống có cấu trúc như chiếc ô trên đỉnh đầu, được gọi là chatra; nhà chức trách đã tìm thấy hai mảnh vỡ của một chatra.

Các nhà chức trách cho rằng bảo tháp Phật giáo đã được tìm thấy tại nhiều nơi, trong đó có Adurru, Kapavaram ở Đông Godavari và Kodavalur ở Tây Godavari và cũng có ở Bojjannakonda, Thotlakonda và Bavikonda ở Visakhapatnam.

Các quan chức cho biết, như một phần của việc bảo tồn các di tích Phật giáo được tìm thấy trong cuộc khai quật, họ có thể phải tái tạo lại chủ yếu là các bảo tháp để khôi phục lại nguyên trạng của các di tích này.

Văn Công Hưng (Theo Deccan Chronicle)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày