Khánh thành công trình trùng tu chùa Suối Tắm - Yên Tử

Ngày 20-6, công trình trùng tu chùa Suối Tắm thuộc Khu di tích và danh thắng Yên Tử đã được Ban quản lý di tích trọng điểm tỉnh Quảng Ninh tổ chức khánh thành và bàn giao cho UBND thị xã Uông Bí quản lý. Đây là một trong những công trình của tỉnh Quảng Ninh hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Ngày 20-6, công trình trùng tu chùa Suối Tắm, thuộc Khu di tích và danh thắng Yên Tử đã được Ban quản lý di tích trọng điểm tỉnh Quảng Ninh tổ chức khánh thành và bàn giao cho UBND thị xã Uông Bí quản lý. Đây là một trong những công trình của tỉnh Quảng Ninh hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Công trình chùa Suối Tắm do Công ty Cổ phần Xây dựng Đức Thịnh thi công trùng tu, xây dựng từ tháng 11-2008 với tổng kinh phí gần 9 tỷ đồng được lấy từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh và vốn mục tiêu quốc gia về văn hóa do Ban quản lý di tích trọng điểm tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư. Công trình được trùng tu và tôn tạo trên nền chùa Suối Tắm cũ.

Khánh thành công trình trùng tu chùa Suối Tắm - Yên Tử ảnh 1
Quang cảnh buổi lễ khánh thành

Được biết, rừng đặc dụng Yên Tử hiện còn chứa đựng nhiều nguồn gien động, thực vật quý hiếm gồm 5 ngành thực vật với 830 loài, trong đó có 38 loài thực vật đặc hữu quý hiếm như: Lim xanh, táu mật, lát hoa, thông tre, la hán rừng, vù hương, kim giao…. Hệ động vật đa dạng và phong phú, trong đó có 23 loài đặc hữu quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam như: voọc mũi hếch, sóc bay lớn, ếch gai, ếch ang… có giá trị cao trong việc bảo tồn nguồn gien, nghiên cứu khoa học, giáo dục và du lịch.

Việc nâng cấp Rừng đặc dụng Yên tử thành Rừng quốc gia Yên Tử và trùng tu các di tích chùa, tháp..., nhất là chùa Suối Tắm sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan môi trường cùng như bảo tồn và phát triển các mẫu chuẩn hệ động thực vật, bảo vệ sự đa dạng sinh học, các nguồn gien động, thực vật quý hiếm.

Với việc trùng tu, tôn tạo khu di tích và danh thắng Yên Tử, trong tương lai, nơi đây không chỉ là một trong những danh lam thắng cảnh, điểm tham quan du lịch, lễ hội truyền thống nổi tiếng của cả nước mà còn là một trung tâm của Phật giáo Việt Nam. 

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày