Khi chùa Chuông có quá nhiều chim bồ câu

GNO - Những người đến thăm chùa Rakhang Khositaram có thể bị ảnh hưởng sức khoẻ vì có quá nhiều chim bồ câu được thả tại đây.

Giống như nhiều Phật tử ở Thái Lan, Pratana Laoterdkiat thích tạo công đức bằng cách thả hoặc cho động vật ăn để hồi phục tinh thần khi cô cảm thấy buồn bả, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng truyền thống này cần phải được kiềm chế vì có thể gây ra thiệt hại cho tài sản và làm hại các con vật trong khi có khả năng lây lan bệnh truyền nhiễm.

2269496_620x413.jpg


Chùa Rakhang Khositaram có quá nhiều chim bồ câu,
gây quan ngại về sức khỏe cũng như những tác hại khác

Cô Pratana, một người ở tỉnh miền nam Thái Lan, thỉnh thoảng đi đến Bangkok để tỏ lòng tôn kính tại Wat Rakhang Khositaram (chùa Chuông) và làm công đức theo cách này.

"Tôi cảm thấy tốt khi nhìn thấy những con cá ăn bánh mì mà tôi đã chuẩn bị cho chúng", cô nói. "Tôi cảm thấy như tôi đã giúp chúng và điều đó khiến tôi hạnh phúc".

Mặc dù việc thả động vật khỏi sự giam giữ hoặc cứu chúng khỏi cái chết là một phương pháp thực tập lòng từ trong Phật giáo, và những người thực tập tin rằng qua đó sẽ loại bỏ sự rủi ro, giảm bệnh tật hoặc tăng tài sản, nhưng các nhà môi trường, người yêu động vật và thậm chí cả nhân viên sức khoẻ lại có ý kiến khác, mong muốn mọi người không được lạm dụng.

Theo đó, đã đưa ví dụ, chẳng hạn như Wat Rakhang Khositaram hiện đang chịu đựng sự quá tải chim bồ câu, gây ra đau đầu cho người chăm sóc, làm hư hỏng tài sản và ảnh hưởng đến các cộng đồng lân cận.

Trong một trường hợp khác, một con rùa tên là Orm Sin đã trải qua một phần tư thế kỷ nuốt tiền "may mắn" ở một ngôi chùa đã bị chết vì những biến chứng sau cuộc giải phẫu lần thứ hai. Gần 1.000 đồng tiền xu đã được lấy ra khỏi dạ dày của nó, nhiều đồng tiền đến từ những người làm công đức.

Sau vụ việc, Vet Nantarika Chansue yêu cầu không sử dụng động vật như một công cụ để làm công đức.

Nhưng cô Pratana nói rằng cô được nuôi dưỡng trong một môi trường mà những hành động tốt đó đã được khen ngợi.

"Chúng tôi được dạy phải làm những việc tốt", cô nói. "Chúng tôi thường thả cá vào nước hoặc chim vào bầu trời".

"Chúng ta không thể nói chắc chắn liệu điều này sẽ giúp chúng ta trong cuộc sống, chẳng hạn như vượt qua một số khó khăn, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy tốt hơn khi làm điều đó".

Theo văn hoá dân gian địa phương, các loài động vật khác nhau có liên quan đến các phước lành khác nhau.

Ví dụ, pla mor (cá rô) được cho là để phòng ngừa bệnh tật, có lẽ vì tên của nó có vẻ tương tự như từ tiếng Thái để gọi bác sĩ (mor); lươn có thể mang lại sự giàu có; và cá da trơn có thể giúp bạn tránh xung đột, hoặc thậm chí là chiến tranh. Trong khi đó, do tuổi thọ dài, rùa có thể cung cấp cho bạn một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh.

Cô Pratana nói rằng cô chưa bao giờ xem xét tác động tiêu cực của nghi lễ, đặc biệt là nguy cơ bồ câu lây lan bệnh truyền nhiễm sang người.

Trong khi đó, để đối phó với vấn đề chim bồ câu của Wat Rakhang Khositaram, Pracha Pattanarat, lãnh đạo huyện đã cho đặt một tấm áp phích lớn trước ngôi chùa để cảnh báo du khách về những rủi ro.

"Chim bồ câu sinh sản rất nhanh", ông nói thêm rằng trước khi thả chúng, các con chim phải được kiểm tra bệnh.

Ông kêu gọi các nhà cung cấp động vật và công chúng hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ chương trình kiểm soát chim do chính quyền Bangkok (BMA) khởi xướng, nhằm giảm số lượng chim địa phương.

Ông Pracha cho biết: "Nếu chúng ta tiếp tục cho ăn, chúng sẽ đến đây nhiều hơn, chúng sẽ xem ngôi chùa như một nguồn cung cấp thức ăn".

Vào ngày 23-3, một nhóm gồm các viên chức thành phố do Pracha và các quan chức của Phòng Quản lý Bệnh Truyền nhiễm của BMA (CDC) dẫn đầu bởi giám đốc Methipoj Chatametheekul đã kiểm tra ngôi chùa và thử máu ngẫu nhiên trên chim bồ câu ở đó. Họ được sự hỗ trợ của Phòng Sức khoẻ Thú y.

2 mẫu máu được lấy từ 10 con chim bồ câu, ông Methipoj nói thêm rằng kết quả sơ bộ không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh.

Các kết quả chi tiết hơn sẽ đến sau vài ngày, ông nói.

Ông Pracha nói một vấn đề nữa là vấn đề chất thải của loài chim làm hư hỏng tài sản công cộng và tư nhân. Phân của chúng cũng chứa nấm nguy hiểm và vi khuẩn có khả năng gây hại cho con người, ông nói thêm.

Trong khi đó, các quan chức từ CDC đã bôi sáp trên cây cối bên trong ngôi chùa nhằm cố gắng đuổi chúng đi, ông Methipoj nói thêm rằng các chiến dịch giáo dục cho Phật tử cũng đã được đưa ra.

Theo sư Phra Kru Samuwatchara, trợ lý sư trụ trì, ngôi chùa đã chi hơn 10 triệu baht để sửa chữa một giảng đường và cải thiện tình trạng của các di tích lịch sử khác bị ô nhiễm bởi phân chim bồ câu.

Một trong những vấn đề là các nhà cung cấp địa phương, một số người bán chim cho khách viếng chùa để họ có thể phóng sinh chúng.

Khi được phỏng vấn, một người bán hàng tự gọi mình là Aunty Lek nói rằng cô biết về những vấn đề này nhưng dường như không muốn mất sinh kế của mình. Tuy nhiên, cô bày tỏ việc ủng hộ ý tưởng của các nhà chức trách bắt chim bồ câu và đưa chúng đến các khu vực khác.

Aunty Lek nói rằng cô đã hợp tác với chính quyền và cũng tuyên truyền cho khách hàng muốn làm công đức bằng cách này thông qua việc bảo họ về những gì không nên làm để đảm bảo những con vật không bị tổn hại.

Ví dụ, rùa và đồi mồi không thể sống sót trong các dòng sông vì nước chảy nhanh, cô nói. Chúng cần nước tĩnh lặng với vùng đất gần đó - nơi chúng có thể nghỉ ngơi để tồn tại, cô nói thêm.

Yongyuth Yukong viếng chùa thường xuyên với con trai. Anh nói anh hy vọng các bậc cha mẹ giáo dục con cái về sự an toàn của động vật để giảm thiểu thiệt hại do việc phóng sinh chúng.

Văn Công Hưng
(theo Bangkok Post)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày