Khởi động việc ấn hành Đại tạng kinh Phật giáo VN

GNO - Chiều nay, 3-10, tại TP.HCM, Hội đồng Quản trị Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (NCPHVN) đã tiến hành phiên họp để thảo luận về các nội dung liên quan đến việc ấn hành Đại tạng kinh Phật giáo Việt Nam.

H2.jpg


Toàn cảnh phiên họp

HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện NCPHVN đã chủ tọa phiên họp với sự tham dự của đông đảo chư tôn đức thành viên Hội đồng Quản trị và các Trung tâm trực thuộc.

Tại phiên họp, sau khi nghe phần báo cáo các dữ liệu liên quan đến thực hiện Đại tạng kinh Phật giáo Việt Nam từ bộ phận thư ký và phát biểu góp ý của chư tôn đức Tăng Ni, Hội đồng Quản trị Viện đi đến thống nhất sẽ in ấn Đại tạng kinh với 5 hệ thống: Pali tạng, Sankrit tạng, Hán tạng, Tạng tạng và Phật giáo Việt Nam.

Hội đồng Quản trị Viện cũng đồng thuận lấy khổ in của bộ Linh sơn Pháp bảo đại tạng kinh làm khổ in chuẩn cho công trình này, dự kiến toàn bộ công trình sẽ có khoảng 300 quyển, mỗi quyển dày từ 600 đến 800 trang, hoàn thành trong nhiệm kỳ 2017 - 2022 của Giáo hội. Song song với việc in ấn cũng sẽ số hóa Đại tạng kinh, trong đó số trang trên bản in giấy sẽ đồng nhất với số trang trên bản điện tử để người đọc dễ tra cứu.

H3.jpg


ĐĐ.Thích Giác Hoàng, UV HĐTS, Tổng Thư ký Viện NCPHVN
báo cáo các dữ liệu liên quan đến ấn hành Đại tạng kinh

Phát biểu tại buổi họp, HT.Thích Giác Toàn chân thành cảm ơn chư tôn đức dự họp đã có những đóng góp tích cực với Phật sự quan trọng này. Qua đó, Hòa thượng Viện trưởng cũng đề nghị các bộ phận phụ trách nhanh chóng bắt tay vào công việc cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ mà Giáo hội đã giao phó.

Bảo Thiên

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày