Khu du lịch tâm linh

Trung tâm Văn hóa Huyền Trân nằm cách Huế 7km về phía tây nam với diện tích 28,5 ha dưới chân núi Ngũ Phong thuộc phường An Tây, thành phố Huế. Trung tâm bao gồm nhiều công trình văn hóa nghệ thuật lịch sử giàu sắc thái tâm linh tưởng nhớ công đức Huyền Trân công chúa và Đức vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308) - vị sư tổ Thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam .

Trung tâm Văn hóa Huyền Trân ẩn hiện dưới bóng thông xanh mướt của vùng núi non quần tụ tạo cho du khách có thể đến đây chiêm bái, nghiên cứu, sáng tác thi ca, thưởng ngoạn, nghỉ ngơi. Khu vực Trung tâm có đồi núi thoai thoải, rừng thông bao quanh, bốn mặt núi đồi trùng điệp. Không gian thâm nghiêm, kỳ vĩ, phù hợp với công trình văn hóa mang tính tâm linh về nguồn.

Khu du lịch tâm linh ảnh 1
Du khách về vãn cảnh Trung tâm Văn hóa Huyền Trân.

Khu du lịch tâm linh ảnh 2
Sân gạch Bát Tràng trước cổng tam quan.

Khu du lịch tâm linh ảnh 3
Đền thờ vua Trần Nhân Tông.

Khu du lịch tâm linh ảnh 4
Điện thờ Đức vua Trần Nhân Tông.

Khu du lịch tâm linh ảnh 5
Tượng đài Di Lặc dưới chân núi Ngũ Phong.

Khu du lịch tâm linh ảnh 6
Điêu khắc trang trí sành ghép.

Khu du lịch tâm linh ảnh 7
Tượng ni sư Hương Tràng.

Khu du lịch tâm linh ảnh 8
 Đại lễ tưởng niệm ngày Đức vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1/1 Âm lịch).

Khu du lịch tâm linh ảnh 9
 Lễ hội đền Huyền Trân 9/1 Âm lịch.

Khu du lịch tâm linh ảnh 10
Khu du lịch tâm linh ảnh 11
Chạm khắc trang trí danh thắng chùa nổi tiếng ở Hà Nội - Huế - Tp. Hồ Chí Minh trên mặt chuông Hòa Bình.

Khu du lịch tâm linh ảnh 12
Đánh chuông Hòa Bình.

Đền thờ Huyền Trân công chúa xây dựng theo kiến trúc chùa Huế. Tất cả nằm trên một trục thẳng. Phía trước tiền đường điện thờ trang trí 3 bức phù điêu bằng đồng khắc nổi cảnh vật 3 miền. Chính điện là tượng Huyền Trân công chúa bằng đồng cao 2,37m, nặng 1,5 tấn do các nghệ nhân nổi tiếng của phường Đúc thành phố Huế cẩn tác.

Tượng Trần Nhân Tông làm bằng đồng đỏ nguyên chất cao 3m, nặng 2 tấn đúc theo phiên bản từ đền thờ các vua Trần tại Nam Định. Phía trước điện thờ Trần Nhân Tông, dọc bậc thềm lối lên có đôi rồng chầu mang phong cách thời Trần (1225-1400). Sân và thềm điện có tượng voi, ngựa, rồng, sư tử chầu làm thần canh giữ cho thế giới vĩnh hằng của bậc Vương quân tạo vẻ đẹp  trầm mặc. 

Ngoài khu đền thờ, không gian mở rộng với nhà bát giác dựng tượng ni sư Hương Tràng, khuôn viên tượng đài Di Lặc và bước lên 246 bậc để chinh phục đỉnh núi Ngũ Phong với tháp chuông Hòa Bình.

Ở độ cao 108m của tháp chuông Hòa Bình là quả chuông đồng nguyên chất nặng 1,6 tấn, cao 2,16m, tiếng chuông ngân vang lan tỏa trong cõi thinh không nguyện cầu cho “Thế giới hòa bình, Nhân loại hạnh phúc”, đúng như 8 chữ khắc trên mặt chuông cùng hình ảnh tượng trưng đất nước qua 4 chùa: Giác Lâm – Tp. Hồ Chí Minh, Thiên Mụ - Huế, Diên Hựu – Hà Nội, Trúc Lâm Yên Tử - Quảng Ninh. Tất cả tạo nên không gian đặc biệt hướng du khách về cội nguồn, về với lịch sử hào hùng của dân tộc.

 

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày