“Khu vườn hài nhi” từ tinh thần Phật giáo tại Canada

GNO - “Khu vườn hài nhi”, tạm dịch từ The Little Spirits Garden tại British Columbia tặng đến các phụ huynh “những ngôi mộ nhỏ” để tưởng nhớ đến những đứa con không may mất đi do thai lưu hoặc sẩy thai. Thông tin về nơi đặc biệt này vừa được đăng trên tờ Lion’s Roar.

Đối với cha mẹ mất con do sẩy thai, thường không có nơi để tưởng nhớ em bé đã mất. Một khu vườn tưởng niệm lấy cảm hứng từ Phật giáo được kiến tạo ở British Columbia, Canada là không gian cho những cặp vợ chồng không may mắn tưởng nhớ con mình.

Đi vào hoạt động từ năm 2012 nhưng thông tin về Khu vườn hài nhi mới được chia sẻ trên BBC News gần đây.

khu vuon hai nhi.jpg


Một góc khu vườn

Khu vườn này được khơi gợi cảm hứng từ Bồ-tát Địa Tạng (Jizo Bodhisattva), tọa lạc tại công viên nghĩa trang Royal Oak Burial Park ở Victoria, để tưởng nhớ trẻ mất trong bào thai.

Trong Phật giáo Nhật Bản, Bồ-tát Địa Tạng được xem là vị bảo hộ cho trẻ em, đặc biệt là bảo vệ linh hồn các trẻ mất do chết thai và giúp trẻ đi tái sanh. Hình tượng của ngài Địa Tạng Bồ-tát ngày càng phổ biến ở phương Tây, như một cách thiết thực giúp cha mẹ tỏ lòng thương tiếc đến hài nhi vừa mất của mình.

Nhà thiết kế Bill Pechet được gợi cảm hứng tạo ra Khu vườn hài nhi trong suốt hai năm sống tại Nhật Bản, nơi ông tìm hiểu về truyền thống Phật giáo Nhật Bản, về ngài Địa Tạng.

Điều khơi gợi cảm hứng cho ý tưởng này trong tôi chính là ý nghĩa “sự mất mát chung của xã hội” của truyền thống tu theo hạnh Địa Tạng tại Nhật và cũng để hỗ trợ tinh thần cho các cặp đôi không may mắn đã mất con - Bill cho biết.

Tại đây, các gia đình mất con trong quá trình mang thai được tặng một “ngôi nhà linh hồn” bằng xi măng, tượng trưng cho ngôi nhà thai nhi trong bụng mẹ. Công trình này được thực hiện nhờ quyên góp và cung cấp dịch vụ miễn phí cho phụ huynh.

Khu vườn hiện là nơi tưởng nhớ 400 hài nhi và có tất cả 3.000 chỗ.

khu vuon hai nhi 1.jpg


Khu vườn hiện là nơi tưởng nhớ 400 hài nhi và có tất cả 3.000 chỗ

Làm việc tại công viên nghĩa trang 5 năm, Susan McMullen đã có những hiểu biết sâu sắc về sẩy thai, điều kiêng kỵ trong văn hóa bản địa từ trước đến nay. Cô chào đón nhiều khách đến thăm là người cao tuổi, có người phải đi đoạn đường khá xa để đến nơi này.

Gần đây, một phụ nữ đến thăm khu vườn cho biết đã trải qua nỗi đau này vào năm 1955. Bà đã hỏi xin một chỗ cho con của mình. Đây là một trong những trường hợp người đến thuộc nhiều thế hệ trước đây, không thể bày tỏ niềm đau mất con của mình một cách cởi mở khi còn trẻ - chia sẻ của cô Susan với BBC.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày