“Kiểm soát Tăng Ni sinh để nâng chất giáo dục!”

“Kiểm soát Tăng Ni sinh để nâng chất giáo dục!”

GN - Một số Tăng Ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM có gửi thắc mắc đến tòa soạn Giác Ngộ về việc điểm danh bằng mã vân tay trên máy, rằng, mỗi buổi học sao điểm danh tới 4 lần. Để Tăng Ni sinh hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có buổi trao đổi với  HT.Thích Đạt Đạo, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, Hòa thượng (ảnh) cho biết:

Theo quy chế sinh viên đối với đào tạo cử nhân theo hệ thống tín chỉ thì buộc mỗi sinh viên phải đi học đều đặn, nếu nghỉ thì phải nghỉ có hạn định. Thí dụ như môn học có 48 tiết, thì sinh viên được phép vắng 12 tiết, còn nếu môn học có 24 tiết thì sinh viên chỉ được phép vắng 6 tiết mà thôi, nghĩa là vắng ¼ trên tổng số tiết của môn.

Mỗi phòng học đều có máy kiểm tra, tất cả các sinh viên khi học tại Học viện đều phải lấy dấu vân tay để làm cơ sở trên máy điểm danh và theo quy trình như sau: Một là sinh viên phải đăng ký mã vân tay trên máy. Hai là văn phòng xếp thời khóa biểu cũng dựa trên máy đó. Ba là sinh viên căn cứ vào thời khóa biểu đã được xếp trên máy để điểm danh và điểm danh vào đầu và cuối mỗi ca học. Bốn là sau mỗi kỳ nhà trường sẽ tải kết quả điểm danh từ máy điểm danh về và in kết quả điểm danh, trong bảng kết quả này sẽ cho biết sinh viên nào vắng học và vắng bao nhiêu tiết.

Trong học kỳ vừa qua, vì trong giai đoạn đầu áp dụng nhiều sinh viên chưa nắm bắt được cách làm việc theo dấu vân tay, có nhiều sinh viên quên nên không điểm danh trong máy, vì vậy mà nhà trường còn du di. Nhưng bắt đầu từ học kỳ này nhà trường kiên quyết thực hiện việc này và dựa vào kết quả điểm danh để biết được ngày nghỉ và căn cứ vào quy chế, thì sinh viên đó được thi hay bị cấm thi…

Mục đích của việc điểm danh này là để cho sinh viên ý thức được mình có mặt ở lớp, mình theo dõi bài học và chủ yếu là để nâng cao chất lượng học tập của sinh viên.

Ý kiến Tăng Ni sinh

anh bai cua Nhu Danh.JPG

Điểm danh bằng mã vân tay trên máy

- Hầu hết Tăng Ni sinh đang theo học tại Học viện là những người ở tỉnh, khi vào học thì nội trú ở các ngôi chùa thành phố. Vì thế, ngoài việc đi học, Tăng Ni sinh còn phải hoàn thành công việc mà bổn tự giao phó như ngày tụng kinh mấy thời, chấp lao phục dịch, rồi đến ngày trị nhật, nhiều lúc phải trị nhật cả tuần khi đó mới giao ban. Nhiều lúc có lễ lạt tại chùa hoặc tại tư gia mà chùa giao ứng phó đạo tràng thì Tăng Ni sinh phải tuân theo chứ không thể bỏ được...

Do vậy, không phải ai trong số Tăng Ni sinh đều được thuận duyên có được ngôi chùa tốt để rồi đi học đều. Nhưng cũng có nhiều trường hợp có những Tăng Ni sinh trốn học hoặc đi Phật sự nào đó như đi cúng tại tư gia hay đi công việc riêng cũng nương cơ hội này mà đi nên cũng bỏ học... Vì thế, điểm danh cũng là cách để sắp xếp các công việc một cách hợp lý, đến trường đúng giờ, không bê trễ, vì nói gì thì nói hiện tại đang là thời gian ưu tiên cho việc đi học mà! - Một Tăng sinh khóa IX.

- Trong học kỳ đầu, áp dụng việc điểm danh bằng vân tay có gây một chút khó khăn cho các Tăng Ni sinh do chưa quen nên nhiều khi các Tăng Ni sinh quên điểm danh, vì thế mà khi đến kết thúc học kỳ dù đi học đầy đủ nhưng trong thông tin điểm danh do máy cung cấp thì vắng rất nhiều. Còn trong học kỳ này mọi thứ đã quen nên cũng không gây trở ngại gì. - Ni sinh khoa Triết học Phật giáo khóa VIII.

- Việc điểm danh bằng máy không gây khó khăn gì cả, tôi thấy nó giúp cho Tăng Ni sinh đi học đầy đủ hơn, quy trình điểm danh cũng nhanh chóng không có gì rắc rối, chỉ cần đăng ký mã vân tay của mình một lần, sau đó tới mỗi tiết học chỉ cần lên máy điểm danh là xong. - Một Tăng Ni sinh khóa VIII khoa Triết học Phật giáo.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày