Tác bạch và cung nghinh chư tôn đức
Buổi lễ do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Nghi lễ TƯGH, Ban Trị sự Phật giáo 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Lâm Đồng, Ban Quản trị Tổ đình Vĩnh Nghiêm, Ban Từ thiện Xã hội chùa Kỳ Quang đồng tồ chức, đặt dưới sự chứng minh của HT. Thích Thiện Nhơn - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS, HT. Thích Trí Tâm - Thành viên HĐCM, Trưởng ban Nghi lễ TƯGH, HT. Thích Thiện Duyên - Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử TƯGH, HT. Thích Trung Hậu - Trưởng ban Văn hóa TƯGH cùng chư tôn đức Ban Trị sự Phật giáo 5 tỉnh Tây Nguyên và địa phương.
Chư tôn giáo phẩm chứng minh và dự lễ
Các ông Lê Thành Tâm - Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội TP.HCM, ông Trần Bình Trọng - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Kon Tum, bà Trần Thị Hồng Thu - Phó ban Dân vận Tỉnh ủy Kon Tum, lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên, huyện Đắk Hà và địa phương cũng đến dự và hiệp lực cầu nguyện.
Lãnh đạo chính quyền và hàng ngàn Phật tử dự lễ
Phát biểu khai mạc buổi lễ, HT. Thích Thiện Nhơn khẳng định, đến nay dù cuộc chiến đã qua đi nhưng trong ký ức của những người lính trực tiếp tham chiến, trong lòng người dân nơi vùng khói lửa thì sự ám ảnh vẫn còn. Khi chiến tranh khép lại thì đời sống tâm linh của người còn sống luôn xót xa nhớ về những kỷ niệm thiêng liêng với người thân, đồng chí, đồng đội đã vĩnh viễn nằm lại nơi vùng núi rừng Tây Nguyên bạt ngàn xanh lá.
HT. Thích Thiện Nhơn phát biểu khai mạc
Các em Phật tử dâng hoa cúng dường
Tặng hoa chúc mừng đại lễ
Từ đó, Hòa thượng cho rằng người còn sống cần thể hiện một cử chỉ, một tâm niệm gì đó để người khuất an lòng, ấm dạ, cảm thấy sự hy sinh, mất mát, bất hạnh của mình vẫn có ý nghĩa cho muôn đời. Vì thế từ đại lễ này, với sự chú nguyện của chư tôn đức Tăng Ni, bằng lợi kinh tiếng kệ và Phật lực gia trì, Hòa thượng hy vọng anh linh các anh hùng liệt sỹ và đồng bào tử nạn trong chiến tranh tại 5 tỉnh Tây Nguyên sẽ được an nhàn nơi cõi tịnh.
Nhân dịp này, ông Phạm Đức Hạnh - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đắk Hà thay mặt lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên và địa phương phát biểu, qua đó khẳng định, Đại lễ cầu siêu đã thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc, lòng thành kính tri ân đáp nghĩa của các thế hệ nhân dân Việt Nam đối với các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh quên mình vì độc lập dân tộc, lòng biết ơn vô hạn đến hàng chục vạn chiến sỹ đã hy sinh trên chiến trường Tây Nguyên, hơn 6 ngàn liệt sỹ tại vùng đất Kon Tum và 435 liệt sỹ tại huyện Đăk Hà.
Ông Phạm Đức Hạnh - Chủ tịch UBND huyện Đắk Hà phát biểu
TT. Thích Thiện Chiếu phát biểu
HT. Thích Trí Tâm ban đạo từ
HT. Thích Quảng Xã cảm tạ
ĐĐ. Thích Phước Nguyên dẫn chương trình
Tiếp theo sau đó là phần phát biểu của TT. Thích Thiện Chiếu - Phó ban Từ thiện Xã hội TƯGH đại diện nhà tài trợ, đạo từ của HT. Thích Trí Tâm đại diện Trung ương Giáo hội, cảm tạ của Ban tổ chức và khóa lễ cầu siêu theo nghi thức Phật giáo.
Khóa lễ cầu siêu theo nghi thức Phật giáo
Được biết, vùng Tây Nguyên một thời còn được gọi là Cao nguyên Trung Phần Việt Nam bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ Bắc xuống Nam: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên là một tiểu vùng, cùng với vùng duyên hải Nam Trung bộ hợp thành vùng Nam Trung phần, thuộc Trung bộ Việt Nam, có 43 trên 54 dân tộc anh em chung sống. Nơi đây đã từng diễn ra những cuộc chiến với sự hy sinh của bộ đội, quân dân Việt Nam trong đó có đồng bào các dân tộc.