Làm gì để giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer?

GNO - Bệnh mất trí nhớ (Alzheimer’s disease) ngày càng trở nên phổ biến. Trước đây, các chuyên gia cho rằng bệnh này xảy ra nhiều nhất ở người trên 65 tuổi, nhưng cho đến nay y học đã thông tin nhiều về sự trẻ hóa ở bệnh này, tức ngày càng có nhiều người dưới tuổi 65 mắc bệnh này.

Có nhiều nguyên nhân hoặc giả thiết về nguyên nhân của bệnh, trong đó có các nhân tố tác động từ bên ngoài và môi trường sống. 

nao bo.jpg


Những va chạm dù là nhỏ nhất khi còn trẻ (va đầu vào nhau khi chơi
thể thao, đầu đập vào vật thể khác) cũng có thể gây ra mất trí nhớ về sau

Gần đây các nhà nghiên cứu đưa ra cảnh báo rằng: Nhôm cũng tác động xấu lên não bộ như thủy ngân, chì và thạch tín (arsenic). Cụ thể, nhôm thúc đẩy các protein có tên amyloids kết tụ lại trong não - nhân tố cơ bản gây ra bệnh mất trí nhớ Alzheimer. Sự kết tụ này làm tắt nghẽn liên kết tín hiệu giữa các tế bào thần kinh hoặc dẫn đến những phá hủy lên tế bào thần kinh.

Bên cạnh đó, các chuyên gia còn đưa ra những lời khuyên để có bộ não khỏe mạnh, tinh anh và cũng là để giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Cụ thể như sau:

1 - Chú ý đến đường huyết

Thậm chí những biến động nhỏ về đường huyết cũng có thể là diễn tiến nguy cơ của tiểu đường và khả năng phát triển bệnh mất trí nhớ.

Để kiểm soát tốt đường huyết hãy hạn chế hấp thụ carbohydrate và tăng cường các chất béo có lợi cho cơ thể từ dầu ô liu, dầu dừa, các loại đậu và hạt.

2 - Rèn luyện hệ tim mạch thường xuyên

Bác sĩ Douglas Scharre, Giám đốc Bộ phận Thần kinh học (Đại học Ohio, Hoa Kỳ) chia sẻ rằng, các hoạt động rèn luyện thể chất là hoạt động tuyệt vời nhất cho não bộ. Các bài thể dục giúp não phòng ngừa và hồi phục tốt hơn đối với chứng mất trí nhớ. Các chuyên gia khuyên nên tập thể dục với cường độ đều đặn ít nhất 20 phút mỗi ngày như chạy bộ, đi bộ nhanh hoặc chạy xe đạp.

3 - Tránh các va chạm vùng đầu

Bảo vệ đầu, tránh những va chạm đến đầu, dù là nhỏ nhất. Các chuyên gia cho biết, những va chạm dù là nhỏ nhất khi còn trẻ (va đầu vào nhau khi chơi thể thao, đầu đập vào vật thể khác) cũng có thể gây ra mất trí nhớ về sau.

4 - Uống nước khoáng

Uống nước khoáng để bổ sung silic. Silic giúp trung hòa nhiễm độc nhôm. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Bệnh Alzheimer năm 2013 đã khẳng định, uống nước khoáng có silic sẽ giúp bài thải nhôm ra khỏi cơ thể.

5 - Giảm cholesterol

Giảm mức cholesterol để giảm nguy cơ bệnh mất trí nhớ. Một nghiên cứu cho thấy rằng người uống thuốc giảm cholesterol giảm được 60-70% nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ về sau so với người để mức cholesterol biến động.

Trần Trọng Hiếu (Theo Yahoo Health)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Người tu gây tranh đấu, tạo bất hòa là vô trí

GNO - Trong các pháp thoại hay giao tiếp hàng ngày, Thế Tôn thường nói lời ái ngữ, phạm âm. Tuy nhiên, một vài trường hợp Ngài nghiêm khắc răn dạy, quở trách nặng nề: “Các ông là người ngu, si mê, vô trí”.
Nghệ nhân Trương Văn Thương, sinh năm 1964 có trên 30 năm theo nghề làm lư đồng truyền thống An Hội. Với anh, nghề làm lư đồng như là chuyên nghiệp, gắn bó với cuộc sống mưu sinh và là nghề anh tâm huyết - Ảnh Trần Thế Phong/BGN

[Ảnh] Làng nghề làm lư đồng trăm tuổi tại TP.HCM

GNO - Khó có thể diễn tả được sự vất vả của các nghệ nhân các thế hệ đã bền gan nếm trải sự nhọc nhằn để gọt giũa, chạm khắc nên những chiếc lư đồng - vật phẩm thiêng liêng như cầu nối quá khứ và hiện tại, giữa những người đã khuất cùng với những người còn hiện hữu.

Thông tin hàng ngày