Chúng ta đang ở một ngã tư đường quan trọng, nơi mà sự tồn tại của chúng ta và của các loài khác đang bị đe dọa theo kết quả của các hành động của chúng ta. Vẫn còn thời gian để làm chậm tốc độ của sự thay đổi khí hậu và hạn chế tác động của nó, nhưng để làm được như vậy, hội nghị thượng đỉnh Paris sẽ cần phải đặt chúng ta vào lộ trình giảm dần nhiên liệu hóa thạch.
Chúng ta phải đảm bảo việc bảo vệ thông qua các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với tầm nhìn chiến lược và toàn diện.
Mối quan tâm của chúng ta được thiết lập dựa vào sự nhận thức về sự cùng phát triển lệ thuộc lẫn nhau của Đức Phật, vốn liên kết tất cả mọi thứ trong vũ trụ. Việc hiểu mối quan hệ nhân quả liên kết với nhau này và các hậu quả của các hành động của chúng ta là những bước đi quan trọng trong việc giảm thiểu tác động môi trường.
Tập luyện cái nhìn sâu sắc về sự tương tức và lòng từ bi, chúng ta sẽ có thể hành động vì tình yêu, không sợ hãi, để bảo vệ hành tinh của chúng ta.
Các nhà lãnh đạo Phật giáo đã nói về điều này trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, cuộc sống hàng ngày có thể dễ dàng làm chúng ta quên rằng cuộc sống của chúng ta được gắn bó chặt chẽ đan xen với thế giới tự nhiên qua từng hơi thở của chúng ta, nước chúng ta uống và thực phẩm chúng ta ăn.
Bởi sự thiếu hiểu biết, chúng ta đang phá hủy hệ thống hỗ trợ sự sống duy nhất mà chúng ta và tất cả chúng sinh khác phụ thuộc vào để tồn tại.
Cùng nhau, nhân loại phải hành động dựa trên những nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng môi trường này, bị điều khiển bởi việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch, mô hình tiêu thụ không bền vững, thiếu ý thức và thiếu sự quan tâm về những hậu quả của các hành động của chúng ta.
Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ "Thời điểm để hành động là bây giờ: Một Tuyên bố Phật giáo về biến đổi khí hậu", được xác nhận bởi một đại diện đa dạng và toàn cầu các nhà lãnh đạo và Tăng thân Phật giáo.
Chúng tôi cũng hoan nghênh và ủng hộ các báo cáo thay đổi khí hậu của các truyền thống tôn giáo khác bao gồm thông điệp của Đức Giáo hoàng Francis hồi đầu năm nay, Tuyên bố Hồi giáo về biến đổi khí hậu, cũng như Tuyên bố Hindu sắp tới về biến đổi khí hậu.
Chúng ta cùng thống nhất về mối quan tâm loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch, giảm phương thức tiêu dùng, và hành động đạo đức cấp bách chống lại cả những nguyên nhân và tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở các nước nghèo nhất thế giới.
Để kết thúc, chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hãy tạo ra một quyết tâm chính trị nhằm thu hẹp khoảng cách phát thải khí còn lại bởi những cam kết khí hậu của đất nước và đảm bảo rằng sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu vẫn thấp hơn 1,50C, so với mức tiền công nghiệp.
Chúng tôi cũng yêu cầu một cam kết chung về mở rộng quy mô tài chính khí hậu, để giúp các nước đang phát triển chuẩn bị cho các tác động khí hậu và để giúp tất cả chúng ta chuyển đổi sang một tương lai an toàn, có mức carbon thấp.
Tin tốt là chúng ta có một cơ hội hiếm hoi tại đàm phán khí hậu Paris nhằm tạo ra một bước ngoặt. Các nhà khoa học cam đoan với chúng ta rằng việc hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu đến dưới 1,50C là về mặt kỹ thuật và sự khả thi về mặt kinh tế.
Việc loại bỏ dần các nhiên liệu hóa thạch và tiến tới 100% năng lượng sạch và tái tạo sẽ không chỉ thúc đẩy một sự chuyển đổi carbon thấp trên toàn cầu mà nó cũng sẽ giúp chúng ta dấn thân vào con đường canh tân tinh thần cấp thiết.
Ngoài sự tiến triển tâm linh của chúng ta, phù hợp với khuyến cáo của Liên Hợp Quốc, một số hành động có hiệu quả nhất mà các cá nhân có thể thực hiện là bảo vệ các khu rừng của chúng ta, tiến tới một chế độ ăn dựa trên thực vật, giảm tiêu thụ, tái chế, chuyển sang năng lượng tái tạo, bay ít hơn và sử dụng giao thông công cộng. Tất cả chúng ta đều có thể tạo nên một sự khác biệt.
Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hãy nhận ra và giải quyết trách nhiệm toàn cầu của chúng ta để bảo vệ mạng lưới sự sống vì lợi ích của tất cả, bây giờ và trong tương lai.
Vì những lý do này, chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan ở Paris:
1. Tuân theo hướng dẫn của chiều hướng đạo đức về biến đổi khí hậu như nêu trong Điều 3 của Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC).
2. Đồng ý việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch và tiến tới 100% năng lượng tái tạo và năng lượng sạch.
3. Tạo ra một quyết tâm chính trị nhằm thu hẹp khoảng cách phát thải khí còn lại bởi những cam kết khí hậu của đất nước và đảm bảo rằng sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu vẫn thấp hơn 1,50C, so với mức tiền công nghiệp.
4. Thực hiện cam kết chung nhằm tăng vốn tài trợ trên 100 tỷ USD đã được thỏa thuận ở Copenhagen vào năm 2009, bao gồm cả thông qua Quỹ Khí hậu Xanh (GCF), để giúp các nước đang phát triển dễ bị tổn thương chuẩn bị cho các tác động khí hậu và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp.
Thời điểm để hành động là bây giờ.
Văn Công Hưng lược dịch