Lễ động thổ xây dựng chùa Vĩnh Long (quận 10)

Lễ động thổ đại trùng tu chùa Vĩnh Long, quận 10, TP.HCM
Lễ động thổ đại trùng tu chùa Vĩnh Long, quận 10, TP.HCM
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng nay 31-3 (19-2-Âm lịch), tại chùa Vĩnh Long (242D đường Sư Vạn Hạnh, phường 2, quận 10, TP.HCM) đã diễn ra lễ động thổ xây dựng chùa sau hơn 70 năm đã xuống cấp trầm trọng.

Hòa thượng Thích Như Tín, Thành viên Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, chư tôn đức giáo phẩm trên địa bàn TP.HCM, chư tôn đức Thường trực Ban Trị sự GHPGVN quận 10, chư tôn đức Ni phân ban Ni giới TP.HCM, quận 10, đại diện các cấp chính quyền sở tại và Phật tử tham dự.

Chư tôn đức giáo phẩm thực hiện khóa lễ cầu nguyện

Chư tôn đức giáo phẩm thực hiện khóa lễ cầu nguyện

Ni trưởng Thích nữ Chơn Minh, trụ trì chùa Vĩnh Long cho biết cơ sở tự viện này được xây dựng đơn sơ từ những năm 1950, trải qua thời kỳ chiến tranh tàn phá, cũng như nhiều lần sửa chữa chắp vá, đến nay công trình đã xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn sự tu học của chư Ni tại bổn tự và Phật tử.

Được sự nhất trí của chư Ni chùa cùng với Công ty tư vấn thiết kế và xây dựng Tân Huỳnh, sự giúp đỡ tận tình của Phật giáo quận 10, cùng các cấp chính quyền sở tại, các thục tục pháp lý đã thành tựu, nhân lễ vía Bồ-tát Quán Thế Âm, chùa tổ chức lễ động thổ tái kiến thiết.

Thượng tọa Thích Nhật Thiện, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN quận 10, trong lời phát biểu bày tỏ trong thời gian đại trùng tu lại ngôi Tam bảo chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, rất mong chư tôn đức Tăng Ni nhất tâm đồng hộ niệm, và kêu gọi quý nam nữ Phật tử cùng quý mạnh thường quân phát tâm cúng dường hộ trì Tam bảo.

Hòa thượng Thích Như Tín ban đạo từ chứng minh

Hòa thượng Thích Như Tín ban đạo từ chứng minh

Ban đạo từ chứng minh Hòa thượng Thích Như Tín bày tỏ chùa Vĩnh Long hiện diện trên mảnh đất này từ 1950 đến nay, trải qua thời gian giờ đã xuống cấp. Vì vậy Ni trưởng trụ trì được sự chấp thuận của các cấp chính quyền, hỗ trợ của Giáo hội TP.HCM và quận 10, khởi công đại trùng tu xây dựng lại ngôi Tam bảo trang nghiêm, để có nơi cho chư Ni tu học, Phật tử bà con địa phương có nơi lễ bái đó là Phật sự là hành nguyện của người xuất gia. Hòa thượng mong chư tôn đức Tăng Ni Phật tử Phật giáo quận 10, TP.HCM cùng nhau hỗ trợ cầu nguyện để xây dựng chùa Vĩnh Long sớm thành tựu.

Sau nghi lễ hành chánh là khóa lễ cầu nguyện cho việc xây dựng chùa Vĩnh Long sớm thành tựu.

Chư tôn đức chứng minh cúng dường xây chùa

Chư tôn đức chứng minh cúng dường xây chùa

Ban Trị sự và các tự viện trên địa bàn quận 10 cúng dường 200 triệu đồng hỗ trợ xây dựng chùa Vĩnh Long

Ban Trị sự và các tự viện trên địa bàn quận 10 cúng dường 200 triệu đồng hỗ trợ xây dựng chùa Vĩnh Long

Ni trưởng Thích nữ Như Xuân, Phó Thường trực Phân ban Ni giới TP.HCM đại diện chư Ni cúng dường

Ni trưởng Thích nữ Như Xuân, Phó Thường trực Phân ban Ni giới TP.HCM đại diện chư Ni cúng dường

Ni trưởng Thích nữ Lưu Phong, Chứng minh Phân ban Ni giới TP, đại diện môn phái Từ Hiếu cúng dường

Ni trưởng Thích nữ Lưu Phong, Chứng minh Phân ban Ni giới TP, đại diện môn phái Từ Hiếu cúng dường

Chư tôn đức thực hiện khóa lễ cầu nguyện

Chư tôn đức thực hiện khóa lễ cầu nguyện

Chư tôn đức Phật giáo quận 10

Chư tôn đức Phật giáo quận 10

Chư tôn đức Ni

Chư tôn đức Ni

Phật tử trên địa bàn tham dự khóa lễ

Phật tử trên địa bàn tham dự khóa lễ

Chư tôn đức sái tịnh

Chư tôn đức sái tịnh

Hòa thượng Hộ Chánh, Hòa thượng Thích Minh Nghĩa chú nguyện lễ đặt đá

Hòa thượng Hộ Chánh, Hòa thượng Thích Minh Nghĩa chú nguyện lễ đặt đá

Mô hình xây dựng chùa Vĩnh Long quận 10

Mô hình xây dựng chùa Vĩnh Long quận 10

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đoàn chụp hình lưu niệm tại chánh điện tạm của chùa Vạn Thành

Về nguồn - Chuyến đi khép lại đầy ý nghĩa của Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức (cũ)

GNO - Chuyến xe từ TP.Thủ Đức (cũ) vượt hơn 170 cây số về chùa Vạn Thành, ở vùng quê Lấp Vò - Đồng Tháp (cũ), quê hương của cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh, vị giáo phẩm lãnh đạo cấp cao của Giáo hội, bậc Thầy hướng dẫn tâm linh của nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử, gắn bó với địa phương Thủ Đức gần thế kỷ.
Ảnh minh họa

Hồi đầu có thực sự thị ngạn?

NSGN - Trong kho tàng thành ngữ và tư tưởng phương Đông, câu nói “Hồi đầu thị ngạn” (回頭是岸) - “Quay đầu là bờ” - đã trở thành một lời nhắc nhở đầy nhân văn và triết lý.

Thông tin hàng ngày