Lễ húy kỵ lần thứ 37 cố HT.Chơn Như Minh Trực

GNO - Sáng nay, 12-6, tại tổ đình Phật Bửu (Cao Thắng, Q.3, TP.HCM) đã diễn ra lễ húy kỵ lần thứ 37 của cố HT.Chơn Như Minh Trực.

Quang lâm chứng minh buổi lễ có chư tôn giáo phẩm: HT.Thích Viên Giác, UVTT HĐCM; HT.Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Tánh, Trưởng ban Kiểm soát T.Ư, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Tịnh Hạnh, Phó BTS GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Như Tín, Phó BTS GHPGVN TP.HCM… cùng chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử các quận huyện trong địa bàn TP và môn đồ pháp quyến các tỉnh về tham dự.

1. dGng h²)ng t²_ng ni_m.jpg
Môn đồ pháp quyến dâng hương tưởng niệm

Cố HT.Chơn Như Minh Trực là thiền sư đời 40 dòng Lâm Tế, thế danh là Võ Văn Thạnh, sinh ngày 12-11-1895 tại xã Phước Vân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Thân phụ là ông Trương Văn Bền, thân mẫu là bà Võ Thị Mai.

Thuở thiếu thời, thân phụ mất sớm, ngài vừa phụng dưỡng mẫu thân, vừa tự đi học cho đến thành đạt. Ngài quy y Tam bảo tại chùa Mỹ Phước, xã Phước Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Do sinh ra trong gia đình có truyền thống đạo đức tin kính Tam bảo, túc duyên Phật pháp nhiều đời, nghiên tầm kinh điển, trên 20 năm phục vụ tam tông miếu, ngài vào chùa năm 29 tuổi.

HT.Thfch T_nh h_nh tßc phßp c·ng d²_ng trai tpng.jpg
HT.Thích Tịnh Hạnh tác pháp cúng dường trai Tăng

Vào năm 1924, ngài xuất gia, sáng lập viên Hội Tam tông Miếu tịnh tu nơi thiền thất, tiền thân tổ đình Phật Bửu ngày nay. Năm 1948, ngài khai sáng Thiền tịnh đạo tràng, sáng lập tổ đình Phật Bửu. Năm 1952, pháp chủ Thiền tịnh đạo tràng - định tường Phật học hội.

Năm 1963, ngài lãnh đạo giáo hội Thiền tịnh đạo tràng trong 11 tập đoàn đấu tranh đòi thực thi 5 nguyện vọng của Phật giáo, cố vấn Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo, chủ trì lễ cầu nguyện lịch sử với hàng ngàn Tăng Ni tại tổ đình Phật Bửu trước khi Bồ-tát Thích Quảng Đức thực hiện bổn nguyện vị pháp thiêu thân bảo tồn Phật giáo Việt Nam.

Năm 1964, thành viên Hội đồng Trưởng lão viện Tăng thống GHPGVN Thống nhất, pháp chủ TGH PGVN.

HT.Thfch Nh² Tfn thay m_t ch² tpng th_ nh_n c·ng d²_ng.jpg
HT.Thích Như Tín thay mặt chư Tăng thọ nhận cúng dường

Trong suốt thời gian 52 năm tu học, hoằng pháp lợi sanh, ngài phiên dịch nhiều kinh điển đại thừa như: Pháp Bửu đàn, Đốn Ngộ, Duy Ma Cật, Đại viên giác, Nhựt Tụng… và sáng tác nhiều thi kệ đậm đà đạo pháp và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Ngài chủ trương Việt hóa kinh điển và thiền tịnh song tu để nhiếp hóa đồ chúng, ngài có nhiều đệ tử xuất gia và tại gia, khai sơn tạo tự một số nơi ở các tỉnh, thành miền Nam, miền Trung, tổ chức đi hóa đạo tại Campuchia, Lào, Nhật, Indonesia… Lúc sinh thời ngài có quan hệ với chư tôn trưởng lão, lãnh đạo các giáo hội, hội đoàn bấy giờ. Suốt cuộc đời hành đạo, ngài đã đóng góp phần mình trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam thời cận đại và hoài bão tuyên dương pháp môn thiền tịnh.

2.jpg
Lễ trai Tăng

Ngài viên tịch ngày 5-5-1976 (Bính Thìn). Trụ thế 82 năm, giới lạp 52 năm. Sau buổi lễ tưởng niệm là lễ cúng dường trai Tăng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày